Nhìn lại: Sự phát triển mạnh mẽ của Trí tuệ nhân tạo AI trong năm 2022
Hiện nay, AI đã “thâm nhập” vào mọi ngóc ngách trong đời sống xã hội, từ Chatbot, các trợ lý ảo như Siri (Apple) và Alexa (Amazon) cho đến ngành công nghiệp cơ khí tự động như xe không người lái. Không quá bất ngờ với sự “bùng nổ” này của AI, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế cùng sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc xử lý máy tính, tái tạo nhanh các thiết bị thông minh và kết nối Internet mạnh mẽ đã ngày càng khẳng định vị thế hiện diện của AI. Trong năm 2022, những đột phá và phát triển của AI đã thúc đẩy việc sáng tạo, trở thành xu hướng công nghệ dẫn đầu.
Tìm hiểu về Trí tuệ nhân tạo AI
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một bộ phận của ngành khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi của máy móc. Thông thường, cụm từ “trí tuệ nhân tạo” được sử dụng để mô tả các máy móc có khả năng bắt chước nhận thức của con người như học tập hoặc giải quyết vấn đề. AI sẽ sử dụng và phân tích các dữ liệu đó nhằm đưa ra sự dự đoán rồi đi đến những quyết định phát triển phần mềm, ứng dụng vào các mục đích khác nhau trong cuộc sống.
Công nghệ AI có khả năng tự nhận thức và hành xử như con người, không chỉ vậy, trí tuệ nhân tạo còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được cảm xúc của con người. Đây được coi như là bước tiến quan trọng nhất trong ngành Trí tuệ nhân tạo.
Xem thêm bài viết: Trí tuệ nhân tạo là gì?
Lợi ích của Trí tuệ nhân tạo trong đời sống
Thuật toán của AI ngày nay có khả năng thực hiện nhiệm vụ mang lại hiệu quả và chính xác như con người. Một số doanh nghiệp công nghệ hàng đầu cũng đầu tư vào AI nhằm mở rộng quy mô và cung cấp nguồn nhân lực trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, AI cũng đem đến một số lợi ích như:
Giảm tỷ lệ lỗi
Với sự gia tăng mạnh mẽ, các thuật toán AI được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. AI có thể thực hiện các công việc đơn giản như nhập dữ liệu hoặc quản trị dịch vụ khách hàng, mang lại hiệu quả cao với nguồn chi phí tiết kiệm nhất. Ngoài việc mang lại hiệu quả tốt, các thuật toán AI cũng được lập trình để tránh mắc lỗi trong quy trình làm việc, giảm thiểu sai sót.
Tối ưu chi phí
Mặc dù hiện tại AI chỉ có khả năng thay thế các công việc đơn giản nhưng xét về chi phí thì nó vẫn vượt trội hơn rất nhiều. Chỉ cần một mô hình cho AI và tính toán các thuật toán cần thiết để hoạt động, nó sẽ chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí thuê ở quy mô đó. Đây cũng được xem là một phần lý do tại sao công nghệ mới này lại rất phổ biến.
Tăng cường nguồn nhân lực
Việc sử dụng các công nghệ như tự động hóa thông minh có thể hỗ trợ tối đa những công việc của con người và mang lại hiệu quả cao. Một ví dụ nổi bật về điều này chính là Google, tính khả dụng và độ tin cậy dễ dàng của AI cho phép con người có được câu trả lời phù hợp cho một câu hỏi nhất định.
Ngoài ra, hiện nay một số công cụ của AI đang được nghiên cứu và cải tiến để có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hơn trong đời sống, chẳng hạn như ứng dụng vào phần mềm Microsoft Excel nhằm giảm thiểu khối lượng công việc và hỗ trợ tốt nhất cho dân văn phòng.
2022 – Một năm “bùng nổ” của Trí tuệ nhân tạo
Năm 2022 là năm cả thế giới đang dần “bình phục” sau đại dịch Covid-19. Việc ứng dụng AI trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đã trở thành điểm sáng trên thế giới. Xu hướng ứng dụng công nghệ mới này còn được hậu thuẫn bởi chính phủ Việt Nam, từng bước đưa Việt Nam thành trung tâm đổi mới sáng tạo AI.
Trong năm nay, các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu đã nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quy trình hoạt động để thu về nguồn lợi khổng lồ. Trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng công nghệ trên toàn cầu, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong việc áp dụng vào quá trình kinh doanh, sản xuất và quản trị. Nếu các doanh nghiệp biết tận dụng tối ưu những lợi ích siêu việt của công nghệ AI thì chắc chắn họ sẽ có thế mạnh trong cuộc đua của thời đại chuyển đổi số. Cùng điểm qua một số ứng dụng nổi bật của công nghệ AI vào đời sống
Chatbot AI
Hiện nay, sự phổ biến của Chatbot như trợ lý giọng nói của Google, Alexa, Siri đã khiến cho quy trình làm việc được đơn giản hóa, cho phép kết nối với các thiết bị thông minh để điều khiển từ xa. Có thể thấy rằng, Chatbot không phải là một khái niệm quá xa lạ nhưng chúng đang dần được mở rộng và quen thuộc trong đời sống xã hội.
Bên cạnh việc hỗ trợ dịch vụ khách hàng, Chatbot do AI điều khiển giúp tự động hóa các công việc quản trị ở nhiều lĩnh vực như y tế, tài chính, marketing,…giảm bớt khối lượng công việc cho con người và hỗ trợ tăng cường lực lượng lao động.
Gần đây, OpenAI (một công ty chuyên nghiên cứu và triển khai công nghệ AI của Mỹ) đã phát hành GPT-3, mô hình ngôn ngữ tiên tiến và lớn nhất từng được tạo ra. Mô hình này bao gồm 175 tỷ các biến và dữ liệu để xử lý ngôn ngữ. Bên cạnh đó, OpenAI được biết là đang nghiên cứu một phiên bản tiếp theo GPT-4, ước tính nó có thể mạnh hơn gấp nhiều lần so với GPT-3. Chatbot mới này cũng được dự đoán rằng sẽ là một bước tiến lớn để có thể tạo ra các cuộc trò chuyện được tạo ra bởi AI mà người dùng không thể phân biệt được trong một cuộc trò chuyện con người bình thường.
Thúc đẩy kết nối 5G
Mạng 5G không còn quá xa lạ đối với đời sống hiện nay, đặc biệt là trong thời đại phát triển mạnh mẽ về công nghệ. Con người ngày càng yêu cầu cao hơn về tốc độ kết nối của các mạng không dây cũng như hệ thống quản lý mạng cần đơn giản hơn nhằm giải quyết công việc nhanh chóng. Do đó, các công ty viễn thông đã phát triển mạng không dây 5G với tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn và tiện lợi hơn.
Để nâng cao vấn đề kết nối 5G, các công ty về dịch vụ viễn thông đã ứng dụng AI vào việc kiểm soát và quản lý, chuyển toàn bộ quy trình sang tự động hóa giúp các công ty thiết lập các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu người dùng. AI đã trở thành công cụ hữu ích giúp quá trình kích hoạt được nhanh chóng để tối ưu hóa hiệu suất và độ tin cậy của mạng, phát huy tối ưu bản chất của 5G.
Tăng cường bảo mật
Vấn đề bảo mật thông tin luôn là vấn đề người dùng quan tâm nhất mỗi khi sử dụng không gian mạng, họ muốn an tâm rằng dữ liệu cá nhân của họ vẫn được bảo vệ tốt trước các cuộc tấn công mạng. Khi đời sống càng hiện đại, máy móc càng tham gia vào nhiều khía cạnh của cuộc sống dễ dàng dẫn đến sự phát triển không ngừng của các cuộc tấn công an minh mạng. Chính vì vậy, người dùng thiết bị càng yêu cầu cao hơn về các tiêu chuẩn bảo mật nhằm bảo vệ an toàn thông tin chống lại sự tấn công từ các phần mềm độc hại.
Hiện nay, các công ty và chính phủ đầu tư mạnh vào an ninh mạng làm cho chúng tự động hơn và giảm thiểu rủi ro với sự hỗ trợ của AI. AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và phản ứng với các mối đe dọa nhằm giảm thiểu các rủi ro, hỗ trợ nâng cao bảo mật đám mây và các công nghệ dữ liệu lớn. Trong năm 2022, AI đã đóng vai trò thúc đẩy máy học (machine learning) để xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ nhằm xác định mối đe dọa hiệu quả. Những xu hướng này có tiềm năng to lớn để cải thiện cuộc sống thông qua khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ và thông tin đáng tin cậy hơn.
Sự kết hợp giữa AI và Metaverse
Metaverse (Vũ trụ ảo) là một thế giới ảo với trọng tâm mang lại trải nghiệm sống động, chân thực do chính người dùng tạo ra. Khái niệm này trở nên phổ biến hơn khi được Mark Zuckerberg nói về việc tạo ra nó bằng cách kết hợp các công nghệ thực tế ảo với nền tảng mạng xã hội của Facebook.
AI sẽ là yếu tố then chốt giúp của Metaverse giúp thế giới ảo này trở nên sống động hơn. Sự kết hợp giữa AI và Metaverse sẽ giúp tạo ra một thế giới ảo nơi con người có thể thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm.
Việc sử dụng và triển khai AI đang được tăng cường với tốc độ cao và xu hướng sử dụng AI sẽ sớm trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển mạnh mẽ của AI đã thu hút nhiều sự chú ý của các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, các tập đoàn lớn như Microsoft, IBM, Google, Amazon và nhiều công ty khác có thể sẽ phân bổ ngân sách hàng tỷ đô la để phát triển công nghệ AI và máy móc.
Liệu AI sẽ tiếp tục dẫn đầu xu hướng trong năm 2023?
Bước sang năm 2023, xu hướng AI hứa hẹn sẽ có những bước phát triển nhanh chóng và đột phá hơn. Công nghệ sẽ là chìa khóa giải quyết các vấn đề về xã hội và công nghiệp. Với sự hấp dẫn của xu hướng hàng đầu đã thu hút sự đầu tư “khủng” từ chính phủ các nước trên thế giới và doanh nghiệp vào công nghệ AI.
Tiếp tục phát triển mạnh mẽ
Trong năm 2023, nhiều công ty sẽ gặp áp lực giảm phát thải carbon và tác động lên môi trường. Qua đó, cuộc cạnh tranh trong việc ứng dụng và tạo ra lợi nhuận từ công nghệ AI có thể là điều tốt lẫn xấu. Các thuật toán AI cũng như cơ sở hạ tầng quan trọng để hỗ trợ và vận chuyển như điện toán đám mây cũng như thiết bị biên, đòi hỏi lượng lớn nguồn nhân lực và hiệu suất.
Một nghiên cứu công bố vào năm 2019, việc đào tạo một mô hình học sâu (deep learning) có thể thải ra 282 tấn khí carbon. Những đồng thời, công nghệ này có thể giúp các công ty nắm rõ cách xây dựng sản phẩm, dịch vụ và cơ sở hạ tầng theo hướng tiết kiệm năng lượng, từ việc xác định nguồn tài nguyên bị lãng phí và thiếu hiệu quả.
Những nỗ lực hình thành cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn năng lực tái tạo và thân thiện với môi trường hơn cũng là một phần trong động lực thúc đẩy nhiều AI phát triển bền vững hơn nữa.
Có thể trở thành yếu tố thúc đẩy tính bền vững trong những ngành nghề và lĩnh vực khác. Ví dụ như công nghệ thị giác máy tính kết hợp với hình ảnh vệ tinh để xác định hành vi phá rừng và hoạt động khai thác gỗ trái phép tại những khu rừng nhiệt đới, cũng như đánh bắt bất hợp pháp ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong đại dương.
Hỗ trợ công việc của con người trong thời đại công nghệ số
Công nghệ ngày càng phát triển do đó trong tương lai chúng ta sẽ làm việc nhiều với robot và máy móc thông minh hỗ trợ công việc trở nên tốt và hiệu quả hơn. Đó có thể là các thiết bị thông minh giúp chúng ta nhanh chóng truy cập vào nguồn dữ liệu và tiếp cận với các khả năng phân tích khác, khi AI ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực trong đời sống.
Bên cạnh đó, các thiết bị sử dụng thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR) có thể kết hợp thông tin ảo vào thế giới thực xung quanh chúng ta. Các thiết bị này có thể cung cấp thông tin theo thời gian thực và hỗ trợ con người xác định được những tình huống khẩn cấp, từ đó đưa ra cách xử lý kịp thời.
Các trợ lý ảo AI cũng sẽ được phổ biến hơn nữa trong môi trường làm việc. Với khả năng trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng, bên cạnh đó chúng có thể tự động gợi ý đưa ra các giải pháp thay thế hiệu quả hơn để hoàn thành công việc.
Nhìn chung, AI sẽ trở thành một yếu tố không thể thay thế trong quá trình phát triển bùng nổ về công nghệ. Là một ngành nghề được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, AI hướng đến giải quyết một vài trong số những vấn đề cấp bách của thế giới thay vì chỉ tập trung vào gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mong rằng qua bài viết trên, bạn có thể biết được những xu hướng hiện tại của AI và cách nó ứng dụng trong đời sống của chúng ta. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu nhiều hơn về Trí tuệ nhân tạo, bạn có thể tham khảo khóa học Trí tuệ nhân tạo tại VTC Academy Plus nhé!
Tài liệu tham khảo
- “The 5 biggest artificial intelligence AI trends 2023” – LinkedIn
https://www.linkedin.com/pulse/5-biggest-artificial-intelligence-ai-trends-2023-bernard-marr/ - “Top 10 Artificial Intelligence trends to lookout for in 2023” – Analytics Insight
https://www.analyticsinsight.net/top-10-artificial-intelligence-trends-to-lookout-for-in-2023/