VTC Academy Plus VTC Academy Plus
Virtual Influencer – Sự kết hợp hoàn mỹ giữa công nghệ 3D và trí tuệ nhân tạo

Virtual Influencer – Sự kết hợp hoàn mỹ giữa công nghệ 3D và trí tuệ nhân tạo

Ngày đăng 05/01/2023

Trong vài năm gần đây, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) hay học sâu (deep learning) đã có mặt trên mọi lĩnh vực đời sống. Trong đó chắc hẳn mọi người đã từng nghe qua Virtual Influencer – giải pháp tiếp cận khách hàng mới cho các doanh nghiệp. Chính sự ra đời của các Virtual Influencer mà ranh giới giữa thực – ảo đang dần mờ nhạt hơn. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem Virtual Influencer đã được nâng cấp như thế nào trong những năm qua và Việt Nam chúng ta đã có được những gì sau vài năm tiếp cận công nghệ này nhé!

Xem thêm bài viết: Khác biệt giữa AI, Machine Learning và Deep Learning?

Virtual Influencer – Họ là ai?

Virtual Influencer (tạm dịch: người có sức ảnh hưởng ảo) hay CGI Influencer là nhân vật do máy tính tạo ra có những đặc điểm về ngoại hình, tính cách giống như người thật. Theo định nghĩa của Virtual Humans – tổ chức chuyên cung cấp thông tin về Virtual Influencer cho biết: “Virtual Influencer là nhân vật kỹ thuật số được tạo ra từ các phần mềm đồ họa máy tính. Sau đó các nhân vật này được thêm nét tính cách riêng và hoạt động dưới góc nhìn thứ nhất.”

virtual-influencer

Các Virtual Influencer nổi tiếng (Nguồn: AJ Marketing)

Nhờ ứng dụng công nghệ học máy (machine learning) mà Virtual Influence có thể giao tiếp trên mạng xã hội giống đến 95% so với thực tế. Tất nhiên Virtual Influencer không thể tồn tại độc lập mà họ cần có những nhân vật “phía sau hậu trường”. Sẽ có những công ty công nghệ, nhãn hàng hoặc một cá nhân nào đó đứng sau xây dựng nên bản kế hoạch hoàn hảo về chân dung, tính cách, hành vi và cả cuộc đời của nhân vật ảo này. Chẳng hạn như Soul Machines – một công ty công nghệ chuyên nghiên cứu và phát triển AI hàng đầu đã tạo nên Yumi – gương mặt thương hiệu ảo của nhãn hàng SK-II. Những người đứng sau sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi khía cạnh của nhân vật ảo, chẳng hạn như bao gồm cả việc quyết định “hội chị em bạn dì/ anh em cây khế”, “người thương” hay các đối tác trên những nền tảng mạng xã hội.

Yumi

Yumi – gương mặt thương hiệu ảo của nhãn hàng SK-II (Nguồn: Virtual Humans)

Virtual Influencer thường tương tác với mọi người thông qua các nền tảng mạng xã hội như: Instagram, Facebook, Twitter, Youtube, Tiktok,… Trong đó, Instagram là nền tảng được nhiều Virtual Influencer sử dụng nhất. Vì vậy bên cạnh việc xây dựng tính cách, lối sống, những người đứng sau cũng tạo và phát triển nội dung trên các trang mạng xã hội cho Virtual Influencer để những nhân vật này trở thành người có tầm ảnh hưởng thật sự, được công chúng theo dõi và ủng hộ. Ngược lại những người đứng sau này sẽ nhận được tất cả khoảng thu nhập mà influencer ảo tạo ra.

Virtual-influencer-hoat-dong-tren-IG

Các Virtual Influencer hoạt động rất tích cực trên nền tảng Instagram (Nguồn: The drum)

Ngoại hình và chuyển động là hai yếu tố khá quan trọng tạo nên sự sống động, chân thực của các influencer ảo. Với sự kết hợp của các 3D Artist nhân vật ảo được xây dựng nên trông không khác gì người thật, thậm chí có người nhìn thoáng qua còn bị nhầm đó là con người thật sự. Một số phần mềm thiết kế 3D phổ biến hiện nay được sử dụng để tạo nên Virtual Influencer có thể kể đến như: Unreal Engine, Cinema 4D, Photoshop, Zbrush, Modo, 3Ds Max, Lightroom,…

Nhân vật ảo nhưng lợi ích thật

Theo báo cáo tháng 3/2022 của The Influencer Marketing Factory cho thấy có đến 58% số người được hỏi có theo dõi một nhân vật ảo trên các nền tảng mạng xã hội, 35% người đã từng mua các sản phẩm/ dịch vụ do Virtual Influencer quảng cáo. Bên cạnh đó cũng có đến 27% người theo dõi influencer ảo vì nội dung mà họ truyền tải. Vì vậy những người làm Marketing cho các thương hiệu dần quan tâm hơn đến influencer ảo này.

Cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát, hạn chế rủi ro

Vấn đề kiểm soát hình ảnh, phát ngôn, đời sống thường ngày của Influencer luôn là nỗi lo lắng của các nhãn hàng. Nếu Influencer mắc sai sót hay vướng phải scandal thì nhãn hàng phải đối mặt với loạt thử thách khó lòng giải quyết trong một hay hai ngày. Thậm chí nếu scandal quá lớn có thể khiến nhãn hàng phải hủy hoặc thay đổi toàn bộ kế hoạch ban đầu. Nhưng với Virtual Influencer thì khác, nhãn hàng có thể hạn chế đến mức tối đa các sai sót có thể xảy ra và hoàn toàn kiểm soát mọi hoạt động của Influencer thông qua việc lập trình.

candy-nang-tho-cua-prada

Candy – nàng thơ “ảo” đầu tiên của Prada (Nguồn: The Influencer)

Mang đến các giải pháp linh hoạt cho doanh nghiệp

Trước khi đưa ra quyết định gương mặt phù hợp, các thương hiệu phải mất khá nhiều thời gian tìm kiếm. Sau thời gian, khi hình ảnh Influencer đó sẽ không còn phù hợp, các thương hiệu lại phải tìm kiếm gương mặt mới. Virtual Influencer là một giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp giải quyết tình trạng này. Với Virtual Influencer, thương hiệu có thể xây dựng nên một đại sứ hoàn hảo từ ngoại hình, tính cách cho đến tiểu sử hoàn toàn phù hợp với giá trị thương hiệu.
Bên cạnh đó Virtual Influencer còn có đặc điểm vô cùng tuyệt vời đó là không gặp phải vấn đề về tâm lý, tuổi tác, sức khỏe,… Doanh nghiệp có thể thay đổi tạo hình influencer linh hoạt và mang lại hình ảnh đẹp nhất, hoàn hảo nhất đến mọi người.

Mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng

Cũng theo báo cáo của Hyper Auditor, chỉ số tương tác của Virtual Influencer cao gấp 3 lần so với Influencer thông thường. Điều này cho thấy mọi người khá thích thú và quan tâm đến sự thay đổi này. Mặc dù nhân vật ảo không còn quá xa lạ với mọi người nhưng họ vẫn thích vì Virtual Influencer luôn được cải tiến mỗi ngày đề thông minh hơn, vẻ ngoài đẹp, hơn mang lại cảm giác chân thật nhất khi tương tác với mọi người.

thong-ke-cua-Hyper Auditor

(Nguồn: Hyper Auditor)

Dù số thương hiệu cộng tác cùng Virtual Influencer còn khá ít nhưng với những lợi ích mà nhân vật ảo này mang lại chắc chắn đây sẽ là tương lai của ngành quảng cáo, thời trang, giải trí và cả thương mại xã hội (hoạt động mua, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội).

Điểm danh các Virtual Influencer đình đám

Virtual Influencer – nhân tố mới trong các chiến lược marketing

Lil Miquela chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ đặc biệt là với các bạn GenZ. Lil Miquela được giới thiệu là cô gái khoảng 18 tuổi, là người Mỹ gốc Brazil. Hiện tại tài khoản Instagram của cô đang có hơn 2.9 triệu người theo dõi. Cô thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội, ăn chay trường và ủng hộ thời trang bền vững. Chính lối sống lạnh mạnh và nguồn năng lượng tích cực này đã khiến nhiều người ủng hộ và theo dõi Lil Miquela.

Lil Miquela

Influencer ảo – Lil Miquela (Nguồn: @lilmiquela)

Mặc dù không phải là Influencer ảo đầu tiên nhưng đến nay cô được xem là một thành công của Brud – công ty khởi nghiệp lại Los Angeles (Mỹ). Cô từng cộng tác với rất nhiều thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới như: Prada, Calvin Klein, Chanel,… Số tiền mà Lil Miquela kiếm được từ các hợp đồng quảng cáo có thể lên đến 10 triệu USD (~ 235 tỷ đồng).

Ngay từ khi ra mắt, nam thần tượng Saejin đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài vô cùng điển trai và có đôi nét giống giống với một số idol khác. Được tạo ra bởi Deep Studio thuộc dự án SUPERKIND, Saejin được kỳ vọng trở thành một tài năng hoàn hảo cho thị trường K-pop. Saejin là nhân vật ảo được tạo ra từ công nghệ trí tuệ nhân tạo theo concept thực tập sinh idol. Mặc dù là nhân vật ảo nhưng Saejin có hẳn các thông tin cá nhân rất rõ ràng chẳng hạn như quê quán, ngày sinh, cung hoàng đạo, nhóm máu, chiều cao, cân nặng, sở thích,…

Saejin

Nam thần tượng Saejin (Nguồn: Kpop Wiki)

Bên cạnh việc thực hiện các động tác vũ đạo thuần thục, mượt mà, Saejin còn có thể tương tác với người hâm mộ khá tốt. Với tạo hình điển trai cùng với khả năng fan service (thực hiện các hành động đáng yêu dành tặng cho fan), nam thần tượng ảo này cũng nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả. Hiện tại, Saejin có hơn 56 nghìn lượt theo dõi trên Tiktok và hơn 83 nghìn người theo dõi trên IG.

Tại Việt Nam Đại sứ thương hiệu ảo Tóc Tiên A.I Clear Head chính là màn ra mắt nhân vật ảo đầu tiên trong thị trường Quảng cáo. Sự xuất hiện của nhân vật này đã gây ra tiếng vang lớn trong cộng đồng mạng và mang về rất nhiều con số ấn tượng như: 1,1 triệu lượt tương tác, 53% tỉ lệ thảo luận tích cực,… Những con số này cho thấy Virtual Influencer vô cùng tiềm năng tại thị trường Marketing Việt Nam.

Tóc Tiên A.I Clear Head

Tóc Tiên A.I Clear Head (Nguồn: Tóc Tiên Clear Head fanpage)

Tóc Tiên A.I Clear Head chính là sản phẩm của sự kết hợp giữa agency T&A Ogilvy và Colory – studio chuyên về thiết kế đồ họa 3D và Animation. Hai công ty đã ứng dụng công nghệ học máy (machine learning) kết hợp cùng công nghệ CGI và công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để cho ra đời phiên bản ca sĩ Tóc Tiên AI có khả năng tương tác và giao tiếp trên mạng xã hội như người thật. Chẳng hạn như cô có thể hiểu và tự xưng là “Chiên” – một cách đọc dễ thương của từ “Tiên” khi giao tiếp trên mạng xã hội.

Người mẫu ảo “đổ bộ” ngành thời trang

Ngành thời trang toàn thế giới đang bước vào kỷ nguyên Digital Fashion – thời trang kỹ thuật số và người mẫu ảo chính là một phần của kỷ nguyên này. Xuất hiện trên Instagram vào năm 2018, Shudu ngay lập tức thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi nhờ ngoại hình tựa viên ngọc trai đen vô cùng ấn tượng. Shudu là người mẫu được tạo ra bởi nhiếp ảnh gia Cameron – James Wilson với ý định ban đầu là một sản phẩm thử nghiệm trong lĩnh vực đồ họa 3D. Sau khi hợp tác cùng Fenty Beauty – Thương hiệu mỹ phẩm của Rihanna, người mẫu ảo Shudu tiếp tục nhận thêm rất nhiều hợp đồng từ các thương hiệu như Supreme, Chanel,…

shudu

Người mẫu ảo Shudu (Nguồn: @shudu.gram)

Tiếp nối thành công của Tóc Tiên A.I Clear Head, vào tháng 12/2020, T&A Ogilvy và Colory tiếp tục giới thiệu người mẫu ảo đầu tiên tại Việt Nam – E.M ƠI. Được biết E.M ƠI được đội ngũ chăm chút rất nhiều trong quá trình dựng hình 3D. Họ tỉ mỉ trên từng sợi tóc, mô phỏng ánh sáng sao cho E.M ƠI chân thật nhất. Phong cách thời trang của E.M ƠI khá đa dạng, không cố định một tạo hình nào cả, vì thế E.M Ơi có thể biến hóa phù hợp với rất nhiều thương hiệu thời trang khác nhau.

EM ƠI

Người mẫu ảo đầu tiên tại Việt Nam – E.M ƠI (Nguồn: @e.m.oi)

Virtual Influencer “lấn sân” sang lĩnh vực tài chính

Gần đây nhất vào tháng 8/2022, chuyên gia tài chính – Vie đã chính thức ra mắt. Virtual Influencer không chỉ dừng lại ở trong khung ảnh đăng tải trên mạng xã hội mà giờ đây, họ còn có cả kiến thức để tư vấn cho con người chúng ta. VIB đã hợp tác cùng agency TBWA tạo ra Vie với nhiều công nghệ tân tiến được áp dụng như: Facial Capture (bắt chuyển động của mặt), Motion Capture. Nhờ đó mà Vie có thể biểu cảm đa dạng và chuyển động như người thật.

Đặc biệt, với công nghệ machine learning, Vie được cập nhật liên tục các kiến thức tài chính. Ngoài ra, Vie còn có khả năng tự học không giới hạn thông qua các tương tác hằng ngày với người dùng. Là nhân vật có ngoại hình trẻ trung, có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực tài chính, Vie dễ dàng tiếp cận với đa dạng người dùng từ sinh viên đến doanh nhân.

Vie

Chuyên gia tài chính đầu tiên tại Việt Nam – Vie (Nguồn: Internet)

Bạn có thắc mắc về quá trình tạo ra Virtual Influencer?

Quá trình tạo ra một nhân vật ảo có sức ảnh hưởng có khá nhiều công việc. Để bạn có cái nhìn tổng quan nhất, VTC Academy sẽ tóm tắt ngắn gọn các công việc trong 4 bước sau:

Bước 1: Xác định khán giả mục tiêu

Đây là bước quan trọng bắt đầu quá trình xây dựng virtual influencer thành công. Việc hiểu rõ tệp khách hàng của mình là ai, họ thích những gì, hành vi, cảm xúc của họ ra sao,… sẽ giúp thương hiệu tạo ra nhân vật ảo khả năng tương tác tốt với khách hàng.

Một số Virtual Influencer

Một số Virtual Influencer (Nguồn: Coolmate)

Để biết rõ điều này, các thương hiệu có thể tiến hành khảo sát, phỏng vấn bằng nhiều hình thức khác nhau. Sau khi có được các thông tin cần thiết, doanh nghiệp sẽ tổng kết lại và phác họa nên chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Đây sẽ là cơ sở vững chắc trong quá trình hình thành và phát triển một virtual Influencer.

Bước 2: Xây dựng hình tượng cho Virtual Influencer

Các thương hiệu cần lập nên kế hoạch xây dựng hình tượng cho nhân vật của mình. Việc này bao gồm cả việc quyết định xem nhân vật mình có tính cách như thế nào, quan điểm sống, giá trị mang lại,… Dựa vào những thông tin đã có được ở bước đầu tiên các thương hiệu sẽ xây dựng nhân vật của mình sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu. Chỉ khi khách hàng họ cảm thấy Virtual Influencer có sự tương đồng với mình thì họ mới tương tác, trao đổi qua lại và gắn kết hơn.

Bước 3: Thiết kế Virtual Influencer

Đây là lúc các thương hiệu nên hợp tác cùng có studio chuyên về CGI. Các chuyên gia sẽ biến bản phác thảo thành nhân vật ảo trông giống người thật nhất có thể. Ngoài ra họ cũng sẽ đảm bảo về phần chuyển động của Virtual Influencer – làm sao cho nhân vật có những cử chỉ, điệu bộ uyển chuyển mượt mà nhất để khán giả cảm thấy mình thực sự đang tương tác với một con người thực sự. Để tạo nên nhân vật CGI sống động và chân thực cần khá nhiều 3D artist làm việc cùng nhau và mỗi người sẽ đảm nhiệm vai trò khác nhau. Sau đây là một số công việc thiết kế 3D cơ bản để tạo nên nhân vật ảo:

  • Dựng hình 3D: Đây là việc tạo nên hình hài cơ bản nhất của nhân vật bằng các công cụ thiết kế 3D. Nhân vật lúc này sẽ trơn nhẵn và chưa có những chi tiết nổi bật.
  • Thêm kết cấu cho nhân vật: Sau khi có mô hình đầu tiên chúng ta cần thêm các chi tiết kết cấu vào nhân vật. Chú ý chúng ta cần đảm bảo các gam màu trung thực, có sự hòa trộn tự nhiên, trông sẽ càng giống thật hơn.
  • Tạo các dáng, tư thế: Thông qua các công cụ thiết kế chuyên nghiệp chúng ta có thể tạo ra nhiều tư thế cho nhân vật.
  • Thêm ánh sáng: Ảnh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần tạo nên sự chân thực cho mô hình. Chúng ta phải cân bằng giữa bóng tối và ánh sáng để tạo nên nhân vật có chiều sâu và chân thực nhất.

Bước 4: Xây dựng các nền tảng mạng xã hội cho Virtual Influencer

Như đã đề cập Virtual Influencer chủ yếu tương tác với mọi người thông qua các nền tảng mạng xã hội. Virtual Influencer sẽ đăng tải các nội dung về hình ảnh cuộc sống hằng ngày, các quan điểm giống như một Influencer thật. Để xây dựng nên trang mạng xã hội có lượng người theo dõi cao cần mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên bạn có thể lưu ý những điểm sau để tăng lượng người theo dõi cho Virtual Influencer.

  • Sử dụng nội dung có dạng video để thu hút sự chú ý mọi người.
  • Hợp tác cùng các Virtual Influencer khác.
  • Sử dụng các hashtag có liên quan vào các bài viết để khán giả dễ tiếp cận hơn.
post tương tác của Virtual Influencer

Một số post tương tác của Virtual Influencer (Nguồn: Instagram)

Mặc dù không bị hạn chế về mặt không gian, thời gian, sức khỏe,… nhưng Virtual Inflencer vẫn có một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn như Influencer chưa nhận được sự tin tưởng của người dùng trong các hoạt động review sản phẩm/ dịch vụ. Các hoạt động này cần có yếu tố trải nghiệm thật thì mới mang lại sự tin tưởng cho khách hàng. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể đoán trước được hết khả năng của Virtual Inflencer trong tương lai.

Có rất nhiều người cho rằng trong tương lai, Virtual Influencer sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm, thậm chí nó còn có thể thay thế cho các Influencer thật. Sẽ còn rất nhiều Virtual Influencer ra đời với đa dạng lĩnh vực hơn. Bạn mong chờ lĩnh vực nào tiếp theo sẽ có sự xuất hiện của Virtual Inflencer?

Tiếp tục theo dõi các bài viết của VTC Academy Plus để cập nhật thêm các xu hướng công nghệ, thiết kế đang thịnh hành bạn nhé!

 

 

Tài liệu tham khảo:

  1. “What is a Virtual Influencer? Virtual Influencer, Defined and Explained” – Virtual Humans
    https://www.virtualhumans.org/article/what-is-a-virtual-influencer-virtual-influencers-defined-and-explained
  2. “Virtual Influencer: Họ là ai trong thế giới tiếp thị – quảng cáo?” – Advertising Vietnam
    https://advertisingvietnam.com/virtual-influencer-ho-la-ai-trong-the-gioi-tiep-thi-quang-cao-p20244
Tin tức khác
FIFA World Cup 2022: Công nghệ bắt việt vị bán tự động được hoạt động ra sao?

FIFA World Cup 2022: Công nghệ bắt việt vị bán tự động được hoạt động ra sao?

Ngày đăng 02/12/2022
Bên cạnh những người yêu bóng đá, FIFA World Cup 2022 còn nhận được nhiều sự quan tâm từ giới công nghệ về công nghệ bắt việt vị bán tự động.
Thiết kế 3D là gì? Các phần mềm thiết kế 3D phổ biến

Thiết kế 3D là gì? Các phần mềm thiết kế 3D phổ biến

Ngày đăng 29/11/2022
Thiết kế 3D là gì? Thiết kế 3D là việc sử dụng phần mềm máy tính chuyên biệt về thiết kế 3D để tạo ra hình ảnh của các đối tượng trong không gian 3 chiều.
Chủ tịch VTC Academy: Giáo dục cần không ngừng đổi mới

Chủ tịch VTC Academy: Giáo dục cần không ngừng đổi mới

Ngày đăng 22/05/2024
Bài phát biểu của ông Hoàng Việt Tùng - Chủ tịch HĐQT VTC Academy - tại Lễ ký kết hợp tác giữa VTC Academy và Tập đoàn giáo dục KAKE.
Khóa học mới nhất
Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1249)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1452)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Thiết kế
Trí Tuệ Nhân Tạo

Trí Tuệ Nhân Tạo

5 (1783)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Tin tức khác
FIFA World Cup 2022: Công nghệ bắt việt vị bán tự động được hoạt động ra sao?

FIFA World Cup 2022: Công nghệ bắt việt vị bán tự động được hoạt động ra sao?

Ngày đăng 02/12/2022
Bên cạnh những người yêu bóng đá, FIFA World Cup 2022 còn nhận được nhiều sự quan tâm từ giới công nghệ về công nghệ bắt việt vị bán tự động.
Thiết kế 3D là gì? Các phần mềm thiết kế 3D phổ biến

Thiết kế 3D là gì? Các phần mềm thiết kế 3D phổ biến

Ngày đăng 29/11/2022
Thiết kế 3D là gì? Thiết kế 3D là việc sử dụng phần mềm máy tính chuyên biệt về thiết kế 3D để tạo ra hình ảnh của các đối tượng trong không gian 3 chiều.
‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

Ngày đăng 01/02/2024
Với mong muốn giúp học sinh và phụ huynh có thêm một lựa chọn an toàn cho giai đoạn chuyển cấp căng thẳng, VTC Academy giới thiệu chương trình "An tâm vững bước" với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo cơ hội học tập tốt nhất cho người tham gia.

Liên hệ với VTC Academy Plus

  • Hà Nội: 0857 976 556
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299