Storyboard là gì? Bước khởi đầu cho mọi thước phim hoàn hảo
Nếu bạn muốn thử sức với lĩnh vực làm phim hoạt hình, TVC quảng cáo, Viral clip,… thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua cụm từ Storyboard. Vậy Storyboard là gì? Storyboard có vai trò gì trong quá trình sản xuất phim? Cùng VTC Academy Plus tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Storyboard là gì?
Storyboard là một loạt các bản vẽ cung cấp những nét phác thảo cơ bản của bộ phim mà bạn muốn tạo. Storyboard tương tự như một bản chạy thử cho phim, bạn có thể trình bày theo dạng truyện tranh. Một số thông tin chính có trên Storyboard bao gồm:
- Bản vẽ, bản phác thảo, hình ảnh tham khảo để đại diện cho nội dung trong từng khung cảnh.
- Mô tả cảnh quay – Bất kỳ những thông tin liên quan về hội thoại, hành động, bố cục.
- Các thông số kỹ thuật – kích thước ảnh, chiều dài ống kính, cảnh hai người đối thoại (Two-shot)
- Các mũi tên biểu thị các chuyển động. Chẳng hạn như chuyển động của camera, chuyển động của nhân vật hoặc cách mỗi cảnh quay kết nối với cảnh tiếp theo.
Vì sao cần Storyboard khi làm phim hoạt hình 3D?
Hỗ trợ sắp xếp và trình bày ý tưởng
Trong quá trình làm phim hoạt hình bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng, vì thế bạn cần sắp xếp, tổ chức lại các ý tưởng đó vào một luồng có logic và thể hiện nó lên kịch bản. Sau đó bạn có thể dùng lời nói để trình bày ý tưởng đó cho các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên nếu chỉ dùng lời nói thì bạn không thể thuyết phục những người khác (cấp trên, khách hàng). Vì thế để tăng tính thuyết phục bạn cần biểu diễn trực quan ý tưởng đó. Bạn cần làm cho những người không có quá nhiều chuyên môn (khách hàng, các nhà đầu tư) cũng hình dung được video làm ra trông sẽ như thế nào.
Sau khi hiểu rõ về video, khách hàng có thể thêm, bớt phân cảnh theo yêu cầu của họ. Dựa vào Storyboard bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh các phân cảnh để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng hơn.
Chia sẻ ý tưởng, góc nhìn đến mọi người
Khi bạn nói đến một cô gái đẹp thì trong tưởng tượng của mỗi người về hình ảnh cô gái đẹp sẽ khác nhau. Chính nhờ có Storyboard mà suy nghĩ của mọi người đều quy về một hình ảnh nhất định.
Mọi thứ sẽ chỉ là suy nghĩ nếu bạn không thể hiện ra bằng Storyboard. Nếu bạn cần chia sẻ một ý tưởng thì hãy trực quan hóa nó. Khi mọi người làm theo Storyboard thì việc trao đổi, giao tiếp trong nhóm sẽ ít bị sai lệch hơn. Do đó cũng đảm bảo mọi người cùng đi theo một hướng đúng.
Giúp xác định các thông số của video và ngân sách
Khi bắt đầu triển khai một ý tưởng, bạn sẽ không thể đoán trước ngân sách, thời gian thực hiện chính xác là bao lâu. Chính Storyboard đã giúp cho việc thống kê trở nên dễ dàng và gần xác với thực tế nhất.
Storyboard giúp chúng ta xác định được những điểm chính trong quá trình sản xuất và thời hạn cho từng giai đoạn. Vì thế mà hoạt động nhóm trở nên trơn tru và đúng tiến độ hơn.
Giúp xác định các vấn đề
Quá trình sản xuất ra một bộ phim hoạt hình 3D rất phức tạp. Vấn đề có thể xảy ra bất cứ lúc nào và khi nó xảy ra chúng ta phải mất thời gian và tiền bạc để sửa lại những lỗi đó. Vậy làm sao để chúng ta hạn chế nó? Câu trả lời chính là Storyboard.
Dựa vào Storyboard bạn có thể dự đoán những vị trí có khả năng xảy ra sự cố để chuẩn bị kế hoạch dự phòng từ trước. Tất nhiên, bạn không thể đảm bảo sẽ tránh hết các sự cố nhưng Storyboard sẽ giúp bạn tránh được những lỗi nghiêm trọng có thể xảy và ra gây thiệt hại lớn.
Dự báo thời gian sản xuất video
Mất bao lâu để tạo ra một bộ phim hoạt hình 3D? Điều này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của câu chuyện, mức độ hoành tráng của bộ phim. Nhưng bạn hoàn toàn có thể biết khoảng thời gian cần cho các cảnh quay nhờ vào Storyboard. Khi bạn nắm rõ phân cảnh đó cần quay những gì, chứa những yếu tố nào, ai là người phụ trách,… bạn sẽ dự trù được thời gian cho phân cảnh đó.
Vậy một Storyboard được tạo ra như thế nào, cùng VTC Academy Plus tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Quy trình tạo ra một Storyboard
Bước 1: Chọn phương thức tạo Storyboard và tỷ lệ khung hình
Trước khi bắt đầu thêm hình ảnh, bảng vẽ hay bất kỳ công việc mình họa nào vào Storyboard thì bạn cần quyết định xem nên chọn phương thức trình bày như thế nào.
Về cơ bản có 2 lựa chọn dành cho bạn. Bạn có thể vẽ bằng tay trên giấy bằng cách sử dụng những Storyboard mẫu theo tỷ lệ bạn muốn, sau đó vẽ thêm các chi tiết, nội dung của khung cảnh.
Tuy nhiên, với những bạn không có khả năng vẽ tay thì sau? Phương thức thứ hai sẽ dành cho bạn. Bạn có thể dùng những phần mềm hỗ trợ để có thể tạo Storyboard. Các phần mềm đều cho phép bạn chọn tỷ lệ khung hình phù hợp với nhu cầu cảnh quay của các bạn.
Bước 2: Xác định timeline và các cảnh quay quan trọng
Dù bạn làm một video ngắn hay một bộ phim dài thì bạn đều cần có timeline. Bạn cần xác định rõ về thời gian video bắt đầu, thời gian nào vấn đề chính diễn ra, thời gian video kết thúc,… Bên cạnh đó bạn cũng cần xác định những cảnh quan trọng trong toàn video để tránh những thiếu sót không đáng có.
Bước 3: Bắt đầu vẽ hoặc thêm ảnh vào Storyboard
Bạn có thể tự chụp ảnh, tự vẽ hoặc sử dụng ảnh từ các nguồn để thêm vào, miễn sao thể hiện được ý bạn muốn truyền đạt là được. Tại đây, bạn sẽ thêm nhân vật, bối cảnh, bong bóng thoại,… vào Storyboard. Dựa vào Storyboard, họa sỹ 3D (3D Artist) có thể biết được mình cần thiết kế nhân vật hoạt hình, bối cảnh xung quanh như thế nào cho đúng yêu cầu đề ra. Giai đoạn này bạn càng vẽ chi tiết, rõ ràng thì khi thực hiện quay, dựng sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Bước 4: Thêm mũi tên chỉ hướng chuyển động
Với những bức tranh tĩnh, mọi người sẽ khó hình dung được một video sẽ chuyển động như thế nào. Chính vì thế mà các mũi tên này sẽ giúp biểu thị các chuyển động cho màn hình, máy ảnh và cả nhân vật. Khi nhìn vào Storyboard, các 3D animator cũng hình dung được nhân vật sẽ chuyển động như thế nào? Cảnh vật xung quanh sẽ thay đổi ra sao?
Bước 5: Thêm số thứ tự phân cảnh và ghi chú vào Storyboard
Nếu không có số thứ tự, các đồng nghiệp của bạn sẽ bị nhầm lẫn giữa các phân cảnh. Vì thế khi tạo Storyboard hãy đánh dấu đúng các phân cảnh để tránh trường hợp là các đồng nghiệp hiểu sai và rối rắm trong lúc thực hiện các cảnh phim.
Nếu bạn sử dụng nhiều bảng (Panel) cho cùng một cảnh quay hãy đánh dấu bằng các chữ cái. Ví dụ như trong cảnh quay đầu bạn có 3 tấm hãy đánh dấu là “1A”, “1B”, “1C”.
Ngoài ra bạn cần thêm ghi chú để làm rõ thêm những gì sẽ xảy ra trong phân cảnh đó. Bạn cũng có thể ghi chú về góc máy quay, chuyển cảnh và các chi tiết khác để giúp phần hậu kỳ dễ dàng hơn.
Một số phần mềm tạo Storyboard
Nếu như bạn là một người không giỏi vẽ tay thì đừng lo lắng, bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ tạo Storyboard. Sau đây là TOP 5 phần mềm vẽ Storyboard bạn có thể tham khảo thêm:
Storyboarder
Storyboarder là phần mềm mở và miễn phí cực kỳ phù hợp nếu bạn chỉ có ngân sách nhỏ. Phần mềm có giao diện dễ nhìn, có thể cung cấp các công cụ cần thiết để bạn tạo nên Storyboard.
Storyboarder cũng hợp tác với Adobe Photoshop vì thế sau khi chỉnh ảnh bằng Photoshop bạn có thể tự cập nhập vào trong Storyboarder. Ngoài ra, phần mềm cũng hỗ trợ xuất ra nhiều định dạng như: Premiere, Final Cut, Avid, PDF hoặc Animated GIF.
Plot
Đây là phần mềm do Adrian Thompson tạo ra giúp cho mọi người có thể vẽ Storyboard nhanh chóng và đặc biệt là miễn phí. Bạn có thể thêm và xóa cảnh mà không cần sao chép và dán văn bản. Tất cả các tính năng của phần mềm đều hướng đến mục tiêu mang lại sự nhanh chóng và hiệu quả.
Canva
Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với Canva. Với thư viện ảnh, tài liệu đa dạng bạn có thể thỏa sức sáng tạo trong Storyboard của mình. Nếu bạn đang làm việc nhóm, bạn có thể cấp quyền truy cập để đồng nghiệp bạn có thể cùng làm. Đây là phần mềm miễn phí nhưng nếu bạn muốn có thêm tính năng, tài liệu cao cấp hơn thì bạn phải trả phí.
FrameForge Storyboard Studio
FrameForge là một công cụ hỗ trợ vẽ Storyboard dành cho tất cả mọi người, từ không chuyên đến chuyên nghiệp. FrameForge có 2 phiên bản: Core (tiêu chuẩn) và Professional (chuyên nghiệp). Bản chuyên nghiệp sẽ dành cho những dự án cao cấp, cho phép người dùng tinh chỉnh từng chi tiết nhỏ.
Studiobinder
Studiobinder cho phép bạn tùy chỉnh mọi khía cạnh của hình ảnh và cung cấp các công cụ điều chỉnh thứ tự ảnh, tỷ lệ khung hình, thêm ghi chú,… Bên cạnh đó khi bạn muốn trình bày cho đồng nghiệp/ khách hàng Studiobinder sẽ hỗ trợ tính năng trình chiếu toàn màn hình. Các tính năng phần mềm của StudioBinder sẽ miễn phí sử dụng đến một số bảng nhất định cho mỗi dự án và chỉ cần $29 /tháng (~ 678.000 VNĐ) để mở khóa hoàn toàn.
Storyboard là một phần không thể thiếu trong quá trình tạo nên một bộ phim chuyên nghiệp. Sẽ có nhiều bạn suy nghĩ rằng vì sao phải làm Storyboard cho thêm phiền phức. Hy vọng sau bài viết của VTC Academy Plus, bạn có thể hiểu được Storyboard là gì? và tầm quan trọng của Storyboard để có thể vận dụng nó vào quá trình sản xuất bộ phim/video thực tế của mình.
Nếu bạn thấy đam mê và yêu thích công việc làm phim hoạt hình thì đừng bỏ lỡ khóa học 3D Animation tại VTC Academy Plus. Tại đây bạn sẽ được đào tạo chuyên nghiệp với nội dung chuẩn quốc tế, sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Chính vì thế mà 100% sinh viên của VTC Academy Plus sau khi tốt nghiệp đều có việc làm và thậm chí còn vinh hạnh được làm việc tại các công ty lớn như: Ubisoft, Ncsoft, Sparx*, Glass Egg,…
Khi tham gia khóa học tại VTC Academy Plus, bạn sẽ được hướng dẫn tận tình bởi các thầy cô đều là những người từng tham gia học tập tại các trường trường/ khóa học nước ngoài đảm bảo mang đến cho bạn những kiến thức thực tiễn nhất. Thầy/ cô sẽ hướng dẫn rất kỹ cho các bạn từng bước trong quy trình tạo nên một sản phẩm 3D animation (từ việc lên ý tưởng cho đến việc hoàn thành sản phẩm). Việc này giúp bạn có thể hiểu cặn kẽ và có thể áp dụng trực tiếp vào các sản phẩm của mình. Sau khóa học, bạn không chỉ dừng lại ở việc làm phim hoạt hình mà bạn có thể ứng dụng kiến thức mình học được để làm nhiều công việc khác như: thiết kế nhân vật cho games, tạo video 3D VFX, video 3D quảng cáo sản phẩm,…
Còn chần gì mà không tham gia ngay để có thêm nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho bản thân.