Cách làm phim hoạt hình 3D với quy trình đơn giản
Trên thực tế, quá trình tạo ra một bộ phim hoạt hình 3D phức tạp hơn mọi người nghĩ và đôi khi sẽ khiến những bạn mới bắt đầu bị choáng ngộp. Hiểu được điều này, VTC Academy Plus sẽ hướng dẫn các “chiếu mới” của ngành hoạt hình 3D những bước đơn giản nhất để làm phim hoạt hình 3D.
Hãy cùng xem hết bài viết này để bỏ túi quy trình làm phim hoạt hình 3D cho người mới bắt đầu bạn nhé!
Phim hoạt hình 3D là gì?
Hiểu một cách đơn giản, phim hoạt hình là bộ phim được dựng lên từ việc sử dụng ảo ảnh quang học về sự di chuyển do nhiều ảnh tĩnh được chiếu liên tiếp với nhau. Khi xem ta sẽ cảm thấy như các nhân vật đang chuyển động nhưng thực chất là ta đang xem liên tiếp nhiều tấm ảnh tĩnh. Đó là cách làm phim hoạt hình đơn giản ngày trước.
Nhưng từ khi có sự xuất hiện của công nghệ 3D, phim hoạt hình đã được nâng lên tầm cao mới đó là hoạt hình 3D. Phim hoạt hình 3D là sản phẩm của quá trình tạo ra các hình ảnh chuyển động ba chiều trong môi trường kỹ thuật số. Các nhân vật 3D được thao tác cẩn thận dựa trên các yếu tố cần thiết để thiết kế nhân vật 3D chân thực và làm cho chúng trông như đang chuyển động thật sự.
Hoạt hình 3D không giống như hoạt hình 2D hoặc các phim hoạt hình truyền thống khác. Trong phim hoạt hình 3D, nếu một nhân vật quay sang một bên, người xem sẽ thấy được toàn bộ cơ thể của nhân vật đó mà không phải là chỉ thấy 1 bên mặt như 2D. Hay nói cách khác, người xem có thể quan sát các nhân vật 3D từ nhiều góc độ khác nhau giống như một nhân vật có thật.
Một số bộ phim hoạt hình 3D nổi tiếng có thể kể đến như: Toy Story, Minions, Inside Out, Coco, How To Train Your Dragon 2…
Các bước làm phim hoạt hình 3D đơn giản cho người mới bắt đầu
Trong bài viết này, VTC Academy Plus sẽ mang đến quy trình tạo phim hoạt hình cực đơn giản để những bạn mới tìm hiểu về lĩnh vực này có được cái nhìn tổng quan về công việc của một Họa sỹ Diễn hoạt 3D (3D Animator).
Các bước để sản xuất một tác phẩm hoạt hình 3D có thể khác nhau ở mức độ lớn, tùy thuộc vào hãng hoạt hình và quy mô của dự án. Tuy nhiên vẫn sẽ bao gồm những bước căn bản mà VTC Academy Plus chuẩn bị đề cập dưới đây.
Các bước đầu tiên của quy trình làm phim hoạt hình 3D có thể kể đến như sau:
Lên ý tưởng và viết kịch bản
Ý tưởng là nền tảng để xây dựng kịch bản cho một tác phẩm hoạt hình 3D. Thông thường giai đoạn này sẽ gồm 3 bước tiêu chuẩn, đó là: Tìm kiếm và khám quá ý tưởng; Phát triển ý tưởng thành kịch bản và Kiểm chứng độ thực thi của ý tưởng.
Giai đoạn này bạn sẽ lên ý tưởng cho câu chuyện, concept nhân vật, bối cảnh cho bộ phim của mình. Khi mới bắt đầu, bạn nên thiết kế những concept và câu chuyện đơn giản trước.
Sau khi đã tìm ra ý tưởng cho bộ phim họat hình của mình, bạn sẽ phát triển nó thành một kịch bản hoàn chỉnh và tiến hành các bước kiểm nghiệm tính thực thi của ý tưởng. Một ý tưởng tốt là ý tưởng có độ khả thi cao phải và độc đáo, sáng tạo.
Bạn có thể xem thêm bài viết về quá trình xây dựng ý tưởng cho sản phẩm hoạt hình 3D để tham khảo thêm nhé!
Lên kế hoạch hình ảnh cho bộ phim/Phác thảo sơ bộ (Pre-visualization)
Lúc này bạn sẽ phải tưởng tượng ra các cảnh sẽ có trong phim để phác họa ra hình ảnh các nhân vật và các khung cảnh của môi trường xung quanh.
Các chi tiết được sắp xếp thành một mảng ảnh tĩnh. Điều này giúp cho quá trình sản xuất của bạn được thống nhất và bám sát mục đích trước khi bắt đầu sản xuất.
Sau khi hoàn thành tất cả công việc tiền sản xuất, đây là lúc bắt tay vào tạo phim hoạt hình.
Khâu sản xuất có thể bao gồm các bước quan trọng như:
Tạo hình nhân vật (Modeling)
Đây là một trong những phần quan trọng nhất của một sản phẩm 3D Animation. Cụ thể hơn, tất cả mọi nhân vật, đồ vật và khung cảnh background trong phim đều được tạo ra từ những hình khối 3D cơ bản như: khối lập phương, khối cầu, khối trụ, chóp nhọn để tạo thành sản phẩm.
Điều đặc biệt cần lưu ý khi tạo hình nhân vật đó là tỷ lệ. Bạn cần căn chỉnh tỷ lệ của các bộ phận trên cơ thể hợp lý để tạo nên nhân vật 3D chân thực. Đối với việc tạo ra cơ thể cho nhân vật, bạn có thể sử dụng bản quét cơ thể miễn phí trên internet để có được tỷ lệ người phù hợp.
Tạo ra vẻ đẹp cho nhân vật (Texturing)
Sau khi tạo ra những hình khối xám xịt, bạn cần phải phủ lên một “lớp da” sinh động, đầy màu sắc cho các nhân vật, đồ vật hay khung cảnh. Thao tác càng khéo léo sẽ càng giúp cho nhân vật và khung cảnh đẹp hơn, thu hút hơn.
Ngoài ra, để tăng cường giao diện của bề mặt, bạn cũng có thể thêm các chi tiết như nếp nhăn, lông thú, vảy, mồ hôi…
Rig nhân vật (Rigging)
Sau khi “hô biến” cho các nhân vật trở nên sắc sảo, sinh động và vô cùng xinh đẹp sẽ đến bước Rigging. Rigging là xây dựng “xương cơ bắp” cho nhân vật, tạo nên các khớp và các bộ phận chuyển động để nhân vật có thể di chuyển mượt mà.
Khi nhân vật được lắp các khớp xương, khi đó sản phẩm của bạn đã sẵn sàng để đến bước tiếp theo: Hoạt hình (Animation)
Hoạt hình (Animation)
Bây giờ, bạn có thể tạo hoạt ảnh cho các nhân vật hoặc đối tượng 3D thông qua một chuỗi các chuyển động hoặc một cảnh phim. Đây là giai đoạn toàn bộ bảng phân cảnh được làm động để hiện thực hóa kịch bản. Và tất nhiên là cũng sẽ có các phần mềm hỗ trợ các bạn thực các thao tác này.
Đây là một bước vô cùng quan trọng bởi nó tạo nên sức sống cho các nhân vật và truyền đạt những ý tưởng của bạn. Ở giai đoạn này, bạn có thể tự do sáng tạo và giải phóng trí tưởng tượng của mình.
Tuy nhiên, sự sáng tạo vẫn luôn phải dựa trên những nguyên tắc và khuôn khổ phù hợp với thực tế. Hãy tham khảo thêm bài viết về các nguyên tắc Animation để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Hậu kỳ
Cuối cùng là giai đoạn hậu kỳ. Lúc này bạn sẽ làm các công việc điều chỉnh âm thanh, ánh sáng. Mặc dù hoạt hình đã được phân cảnh chặt chẽ trước đó, nó vẫn cần được chỉnh sửa, cắt cảnh và hoàn tất âm thanh, ánh sáng cuối cùng. m thanh có thể là nhạc hay các tiếng động trong phim.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lồng tiếng hoặc thêm thuyết minh cho bộ phim của mình đặc sắc và hấp dẫn hơn. Khi tất cả đã được tinh chỉnh, bạn có thể kết xuất (render) và hoàn thành sản phẩm hoạt hình 3D của mình.
Nhìn chung, làm phim hoạt hình 3D là một quá trình lớn, đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các loại nghệ sĩ khác nhau tham gia như: 3D Modeling Artist, Texture Artist, Rigging Artist, 3D Animator… Sẽ rất khó nếu bạn phải thực hiện toàn bộ dự án một mình, hoặc nếu có thì bạn phải là người nắm và thông thạo hết các kỹ năng để có thể thay thế các vị trí công việc trên.
Bắt đầu sự nghiệp làm phim hoạt hình 3D tại VTC Academy Plus
Hãy bắt đầu hành trình sản xuất những bộ phim hoạt hình mang tầm cỡ quốc tế từ bây giờ với khóa học 3D Animation tại VTC Academy Plus. Với chương trình liên thông quốc tế ngành Kỹ xảo hoạt hình 3D, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, văn hóa, ngôn ngữ cần thiết để chuẩn bị hành trang cho con đường du học chuyển tiếp.
Cùng với cam kết đảm bảo 100% có việc làm sau tốt nghiệp và những lý do mà bạn nên học tại đây:
- 100% cơ hội du học chuyển tiếp tại Viện Thiết kế Quốc tế RUBIKA – Top 2 thế giới đào tạo 3D Animation.
- Tiết kiệm đến 40% chi phí so với du học toàn phần.
- Chương trình học song ngữ cùng đội ngũ giảng viên đa quốc gia ngay tại Việt Nam.
- Cơ sở vật chất chuẩn 5 sao với Hệ thống máy tính cấu hình cao và thường xuyên được nâng cấp, phục vụ tối đa cho nhu cầu thực hành dự án của các học viên.
- Đội ngũ giảng viên có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam như VNG, Gameloft, Sparx*…
Hi vọng qua bài viết này bạn đã phần nào nắm được một quy trình làm phim hoạt hình 3D đơn giản và có cho mình những lựa chọn để theo đuổi đam mê với phim hoạt hình 3D.