Ngôn ngữ đánh dấu là gì? Các loại ngôn ngữ đánh dấu phổ biến
Để tạo nên một trang web hoàn chỉnh, bên cạnh các ngôn ngữ lập trình thì ngôn ngữ đánh dấu cũng là hành trang cần thiết với các bạn lập trình viên web/ ứng dụng. Trong bài viết sau, VTC Academy Plus sẽ mang đến những kiến thức tổng quan về ngôn ngữ đánh dấu để các bạn mới bước chân vào thế giới lập trình web/ ứng dụng có thể hiểu và nắm rõ các kiến thức cơ bản này.
Ngôn ngữ đánh dấu là gì?
Ngôn ngữ đánh dấu (markup language) là ngôn ngữ dùng để chú thích văn bản và giúp cho máy tính có thể hiểu, thao tác trên văn bản đó. Ngôn ngữ này sẽ dùng nhữngthẻ tag để xác định các phần tử trong tài liệu đó. Cụ thể, ngôn ngữ đánh dấu sẽ cho biết cấu trúc logic của một tài liệu như đoạn văn, tiêu đề… và đưa ra những hướng dẫn về bố cục của tài liệu trên trang web. Các tệp đánh dấu đều chứa các từ thông thường chứ không phải là những cú pháp lập trình phức tạp nên chúng ta có thể dễ dàng đọc hơn.
Có khá nhiều bạn đang thắc mắc liệu ngôn ngữ đánh dấu và ngôn ngữ lập trình có giống nhau không? Để VTC Academy Plus giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!
Phân biệt ngôn ngữ đánh dấu và ngôn ngữ lập trình
Có rất nhiều bạn đặc biệt là các bạn mới tìm hiểu về lập trình web thường nhầm lẫn ngôn ngữ đánh dấu và ngôn ngữ lập trình. Nhưng chúng hoàn toàn khác nhau và ngôn ngữ đánh dấu không phải là một loại ngôn ngữ lập trình. Để dễ dàng trong việc phân biệt, các bạn có thể tham khảo qua bảng sau:
Ngôn ngữ đánh dấu | Ngôn ngữ lập trình | |
Định nghĩa | Là ngôn ngữ máy tính nhằm xác định các phần tử trong tài liệu bằng cách sử dụng các thẻ (tag). Chúng gần với ngôn ngữ con người nên dễ đọc, dễ hiểu | Là một ngôn ngữ chính thức có chứa một tập hợp các cú pháp và lệnh để tạo ra các chương trình phần mềm. |
Cơ chế hoạt động | Được thông dịch bởi trình duyệt | Được biên dịch bởi trình biên dịch |
Mục đích sử dụng | Trình bày thông tin, tạo cấu trúc, xác định dữ liệu hoặc truyền tải dữ liệu | Đưa ra hướng dẫn để máy tính thực hiện các tác vụ |
Ví dụ | HTML, XML, XHTML,… | C, C++. Java, Python, Assembly,… |
Những ngôn ngữ đánh dấu phổ biến
Cũng giống như ngôn ngữ lập trình, hiện nay cũng có khá nhiều ngôn ngữ đánh dấu. Mỗi ngôn ngữ sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Cùng VTC Academy Plus tìm hiểu ngay về những ngôn ngữ đánh dấu phổ biến nhất hiện nay.
HTML
HTML (viết tắt của HyperText Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Đây là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó chủ yếu được dùng để phát triển các trang web mà chúng ta thường thấy trên World Wide Web (www).
Về cơ bản, mọi trang web đều có thể viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản này. HTML có vai trò đảm bảo văn bản, hình ảnh trên trang web tuân theo một định dạng phù hợp nhất định. Nếu không có HTML, trình duyệt sẽ không biết nội dung sẽ được hiển thị như thế nào.
Thông thường, HTML sẽ được dùng cùng với CSS để hoàn thiện hơn về phần giao diện của trang. Để biết thêm thông tin cũng như những ưu, nhược điểm của HTML các bạn có thể tham khảo thêm bài viết HTML là gì nhé!
XML
XML (viết tắt của eXtensible Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng. Đây là ngôn ngữ đánh dấu được World Wide Web Consortium (W3C) – tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chính cho World Wide Web tạo ra để khắc phục các hạn chế của HTML. Chức năng chính của XML là truyền dữ liệu và mô tả các loại dữ liệu khác nhau. XML giúp đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng và hệ thống thông qua kết nối Internet.
Ví dụ, khi ta xây dựng một ứng dụng bằng ngôn ngữ Java và một ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ PHP thì hai ngôn ngữ này không thể hiểu nhau. Lúc này chúng ta sẽ dùng XML để trao đổi dữ liệu. Thông qua ví dụ này các bạn đã hiểu hơn về chức năng của XML rồi đúng không? Tiếp theo cùng VTC Academy Plus tìm hiểu ngay về ưu và nhược điểm của ngôn ngữ này.
Ưu điểm
- Khả năng tương thích: XML độc lập với nền tảng và ngôn ngữ lập trình nên XML có thể dùng trên nhiều hệ thống. Đây được xem là ưu điểm lớn nhất của ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML.
- Khả năng dễ đọc: XML có hỗ trợ tiêu chuẩn mã hóa quốc tế Unicode nên con người chúng ta có thể đọc, hiểu một cách dễ dàng.
- Khả năng tùy chỉnh: Dữ liệu được lưu trữ và vận chuyển bằng XML có thể được thay đổi bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng đến việc trình bày dữ liệu.
Nhược điểm
- Kích thước tệp XML khá lớn do cú pháp dài dòng.
- Không hỗ trợ mảng (array): Do XML không hỗ trợ mảng nên chúng ta không thể biểu diễn nhiều dữ liệu cùng loại thành một tên duy nhất.
XHTML
XHTML (Extensible Hypertext Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản có khả năng mở rộng. XHTML là sự kết hợp của XML và HTML. Ngôn ngữ này có chức năng tương tự như HTML nhưng có cú pháp chặt chẽ hơn. Vì thế XHTML được xem là sự kế thừa và cải tiến của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. XHTML cũng là một ngôn ngữ đánh dấu được phát triển bởi W3C.
Ưu điểm
- Mã XHTML giúp giảm thời gian tải trang web.
- XHTML có chi phí thấp hơn do yêu cầu về băng thông nhỏ hơn.
- Tài liệu XHTML được viết theo quy tắc của XML nên có thể chuyển đổi sang các định dạng tệp khác như PDF, RFT,…
Nhược điểm
- XHTML có khá nhiều các quy tắc định dạng nghiêm ngặt nên nó không phù hợp với những nhà phát triển mới.
- Rất ít trình duyệt hỗ trợ ngôn ngữ XHTML. Tuy nhiên với sự phát triển của các trình duyệt thì trong tương lai XHTML sẽ được hỗ trợ nhiều hơn.
Học ngôn ngữ đánh dấu như thế nào?
Chắc hẳn qua bài viết trên các bạn đã giải đáp được thắc mắc ngôn ngữ đánh dấu là gì rồi phải không? Ngoài ngôn ngữ đánh dấu, ngành lập trình web/ ứng dụng còn rất nhiều khái niệm nữa.
Nếu bạn có hứng thú với công việc lập trình này thì tham khảo ngay khóa học kỹ thuật phần mềm tại VTC Academy Plus. Khóa học sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn trở thành kỹ sư phần mềm có thể làm việc trong môi trường quốc tế.
Với các bạn chưa có kiến thức gì về lập trình, các bạn đừng lo lắng vì VTC Academy Plus sẽ có lộ trình học lập trình web rõ ràng từ cơ bản đến nâng cao. Các bạn sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng như các khái niệm trong lập trình, các ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ đánh dấu,… rồi sau đó là những kiến thức nâng cao và chuyên sâu hơn.
Siêu ứng dụng tích điểm – Savyu của học viên VTC Academy Plus
Ngoài ra, VTC Academy Plus còn tạo rất nhiều cơ hội để bạn có thể học tập và thực hành trong môi trường quốc tế. Cụ thể sau 2,5 năm học tại Việt Nam, các bạn sẽ có cơ hội du học liên thông tại trường Cao đẳng Quốc tế North Island (NIC). Đây là đơn vị đào tạo uy tín tại Canada, có mạng lưới hợp tác với rất nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới. Khóa học này sẽ là bước đệm vững chắc để bạn tiếng xa hơn vào môi trường làm việc quốc tế.
Chúc các bạn thành công và sớm trở thành những kỹ sư lập trình được nhiều công ty lớn săn đón.