Framework là gì? Lợi ích mà nó mang lại cho việc lập trình
Trong ngành lập trình web, ứng dụng thì khái niệm Framework đã quá quen thuộc với các lập trình viên (developer). Các lập trình viên thường tận dụng Framework để hỗ trợ trong quá trình xây dựng và phát triển một website hoặc ứng dụng web của mình. Vậy Framework là gì? Các bạn tân binh ngành lập trình ơi, cùng VTC Academy Plus tìm hiểu về Framework ngay trong bài viết sau nhé
Framework là gì?
Framework (bộ khung) là cấu trúc được dùng để xây dựng phần mềm. Framework sẽ bao gồm các đoạn code được viết sẵn cùng với các thư viện, tệp hình ảnh và tài liệu tham khảo được đóng thành một gói. Gói này có thể sửa đổi để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng dự án. Các Framework sẽ cung cấp những tính năng như API (Application Programming Interface), các trình biên dịch, diễn dịch,… để việc phát triển phần mềm/ ứng dụng được đơn giản hơn.
Dễ hiểu hơn thì Framework chính là “nền móng” cơ bản của một căn nhà, bạn chỉ cần bổ sung thêm “nội thất” theo mong muốn để hoàn thiện căn nhà đó. Với Framework, các nhà phát triển có thể thêm, thay thế các tính năng để cung cấp thêm chức năng mới cho website/ ứng dụng.
Lợi ích của việc sử dụng Framework
Đơn giản hóa công việc cho developer
Càng về sau các website/ ứng dụng đòi hỏi nhiều chức năng hơn vì thế các developer luôn đối mặt với các đoạn code phức tạp hơn. Nhờ có Framework, công việc của lập trình viên đã được giảm tải rất nhiều.
Các tính năng chung như: đăng nhập, đăng ký, kết nối cơ sở dữ liệu,… đều là những tính năng cơ bản mà website/ ứng dụng nào cũng có. Các bộ khung sẵn có sẽ giúp developer thiết lập các chức năng cơ bản này để developers có thể tập trung coding các chức năng phức tạp hơn.
Tiết kiệm thời gian, công sức
Đối với các chức năng cơ bản, developers có thể sử dụng Framework để không phải coding lại từ đầu giúp tiết kiệm thời gian và công sức phát triển sản phẩm rất nhiều. Framework giúp chúng ta giảm thời gian đáng kể cho việc phát triển và triển khai phần mềm.
Ngoài ra, bộ khung sẽ giúp chúng ta tránh được các code bị trùng hoặc code bị thừa nên công việc kiểm thử cũng diễn ra nhanh chóng. Việc hạn chế lỗi sẽ giúp cho các developer/ tester đỡ mất nhiều thời gian trong việc tìm và sửa lỗi.
Do kế thừa một cấu trúc đã được chuẩn hóa nên việc vận hành phần mềm từ các Framework này cũng trơn tru hơn. Vì thế, developer sẽ không mất nhiều thời gian, công sức cho việc bảo trì phần mềm sau này.
Nâng cao độ tin cậy
Do một số Framework đã được kiểm thử từ trước nên website/ ứng dụng được tạo bởi các Framework này cũng đáng tin cậy hơn. Trong quá trình viết code, developers sẽ không tránh khỏi sai sót nhưng nhờ vào các web Framework có sẵn mà lỗi đã hạn chế đi rất nhiều.
Framework luôn được cải tiến liên tục về chức năng
Mọi người đều có thể tự tạo Framework riêng và chia sẻ cho Framework mã nguồn mở. Chính vì thế, các bộ khung luôn được cải tiến mới liên tục với nhiều chức năng hơn. Đối với các Framework phổ biến bạn cũng sẽ dễ dàng trong việc tìm đọc các tài liệu tham khảo hay các hội nhóm có chuyên môn để hỗ trợ.
Tuy nhiên, việc sử dụng thành thạo các Framework không đồng nghĩa với kỹ năng lập trình của developer được nâng cao. Bộ khung chỉ hỗ trợ cho việc lập trình mà thôi. Vì thế các bạn mới bắt đầu bước vào lộ trình học lập trình đừng nên tập trung quá vào việc học sử dụng Framework mà không hiểu bản chất cách nó hoạt động. Bạn nên bắt đầu từ những bước lập trình cơ bản trước sẽ dễ dàng hiểu về các Framework hơn.
Các loại Framework trong lập trình
Để bạn dễ nắm bắt hơn thì VTC Academy Plus sẽ chia thành 3 nhóm Framework sau:
Front-end Framework
Một số Framework phát triển Front-end phổ biến:
- Angular JS: Đây là một JavaScript Framework. Nó được phát triển và hỗ trợ bởi Google. Các developer thường sử dụng Angular JS để tạo menu tự động trong website HTML.
- React: Đây cũng là một JavaScript Framework được phát triển bởi Facebook. Framework này giúp developers thay đổi code của trang web một cách dễ dàng.
- Bootstrap: Đây là một CSS Framework. Nó bao gồm các mã HTML, CSS và JavaScript có thể tái sử dụng.
Back-end Framework
Một số Framework phát triển Back-end phổ biến:
- Django: Đây là Framework bậc cao có mã nguồn mở. Nó được tạo ra bởi ngôn ngữ Python. Django sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc thiết kế các website phức tạp dựa trên những cơ sở dữ liệu có sẵn.
- Rails: Đây một Framework khác được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Ruby. Ruby on Rails được xem là một full-stack Framework bởi nó bao gồm cả web server cũng như các kết nối cơ sở dữ liệu và nhiều thứ khác.
Mobile Development Framework (khung phát triển ứng dụng di động)
Một số Framework phát triển các ứng dụng di động phổ biến:
- Flutter: Framework này do Google phát triển nhằm hỗ trợ xây dựng những ứng dụng đa nền cho hệ điều hành Android và iOS . Nhiệm vụ chính của Framework này là tạo ra các ứng dụng gốc (native app) dành cho Google.
- React Native: Đây là một Framework hỗ trợ phát triển các ứng dụng đa nền tảng khác của Facebook (Meta). Bộ khung này được tạo từ hai ngôn ngữ lập trình JavaScript và ReactJS.
Sự khác nhau giữa Framework và Library
Có một khái niệm mà rất nhiều bạn, đặc biệt là những bạn mới học lập trình web thường bị nhầm lẫn với Framework đó là Library (thư viện). Trong bảng tóm tắt dưới đây, VTC Academy Plus sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này.
Framework (Bộ khung) | Library (Thư viện) | |
Định nghĩa | Là nền tảng để các developer dựa vào đó phát triển website/ ứng dụng cụ thể | Cung cấp cho developers các chức năng (function) và lớp (class) được xác định trước để họ dễ dàng thúc đẩy quá trình xây dựng website/ ứng dụng |
Nguyên lý hoạt động | Framework sẽ điều khiển luồng ứng dụng. Các khối mã lệnh trong Framework sẽ gửi yêu cầu đến mã lệnh của lập trình viên | Lập trình viên có thể kiểm soát luồng của ứng dụng. Các khối mã của lập trình viên sẽ gửi yêu cầu đến mã lệnh của library |
Thành phần | Framework sẽ bao gồm nhiều API, trình biên dịch, công cụ, các chương trình hỗ trợ, thư viện,… | Library tập hợp nhiều mô-đun trợ giúp, các đối tượng, lớp, chức năng, mã viết sẵn,… |
Khả năng sửa đổi mã | Những mã trong framework không thể thay đổi/ chính sửa. | Các mã trong library hướng đến một chương trình cụ thể, vì thế library cho phép sửa đổi mã để đáp ứng nhu cầu đó. |
Khả năng mở rộng | Các framework cung cấp chức năng chung. Do đó, Framework có thể mở rộng, cho phép developer kết hợp các tính năng dành riêng cho ứng dụng mà không cần sửa đổi mã nguồn | Library không thể mở rộng. Chúng chỉ được thiết kế để thực hiện một mục đích cụ thể |
Khả năng thay thế | Framework rất khó thay thế. Nếu thay đổi developer phải viết lại toàn bộ codebase | Dễ dàng thay thế bằng một thư viện khác |
Performance | Để phát triển ra một Framework đòi hỏi nhiều mã hóa. Điều này làm tăng thời gian tải và giảm hiệu suất | Cần ít mã để xây dựng nên thời gian tải nhanh hơn và hiệu suất tốt hơn |
Một số ví dụ | Spring, NodeJS, AngularJS, Vue JS,… | JQuery, React JS,… |
Kết
Chắc hẳn, bạn đã phân biệt được Framework và Library rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ trên của VTC Academy Plus đã giúp bạn hiểu rõ về Framework và những lợi ích mà nó mang lại cho các lập trình viên. Như đã đề cập, các bạn nên nắm vững các kiến thức nền tảng về lập trình web/ ứng dụng trước rồi tìm hiểu về Framework sẽ dễ hơn. Khóa học kỹ thuật phần mềm tại VTC Academy Plus sẽ là nơi cung cấp đầy đủ cho bạn những kiến thức, kỹ năng nền tảng ấy.
Sản phẩm của học viên VTC Academy Plus
Đến với VTC Academy Plus bạn sẽ được đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tận tình giảng dạy. Ngoài ra, thầy/ cô cũng sẵn sàng chia sẻ cho các bạn nhiều hơn về những phương pháp học lập trình phần mềm đúng. Những phương pháp ấy đều được đúc kết từ chính những năm đi làm thực tế của các thầy/ cô.
VTC Academy Plus sẽ là nền tảng vững chắc để bạn có thể tiến xa hơn với công việc lập trình thông qua chương trình du học liên thông quốc tế tại trường Cao đẳng Quốc tế North Island (NIC). Đây là trường Cao đẳng danh tiếng hàng đầu tại Canada, nổi bật với nhiều chương trình học đa dạng và liên kết với nhiều trường đại học danh tiếng trên toàn thế giới. Qua nhiều thập kỷ đào tạo, trường đã xây dựng được uy tín đặc biệt dựa trên các chương trình đào tạo trực tuyến, các chương trình hỗ trợ cộng đồng và đào tạo về công nghệ thông tin chất lượng cao. NIC đang là điểm đến uy tín và được các sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin toàn cầu hướng tới như một mục tiêu quan trọng, giúp đảm bảo cả trải nghiệm học tập, chất lượng giảng dạy cùng kết quả đầu ra như mong muốn.
VTC Academy Plus luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để bạn trở thành Software engineer (Kỹ sư phần mềm) có thể làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp.
Hãy để VTC Academy Plus đồng hành cùng bạn trên “chuyến tàu” vươn ra thị trường quốc tế ngành Kỹ thuật phần mềm. Chúc các bạn thành công!