Trí tuệ nhân tạo (AI): 7 xu hướng đáng mong đợi trong năm 2022
Nếu nhìn vào vài năm qua, chúng ta sẽ thấy một bước nhảy vọt đáng kể trong cách mà Trí tuệ nhân tạo trở thành một phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Quá trình chuyển đổi số đã được “khởi động” nhờ Học máy (Machine Learning – ML) và Trí tuệ nhân tạo trong tình hình đại dịch, chúng ta đã chứng kiến sự đổi mới đáng kể trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ đạt đến tầm cao mới vào năm 2022 và hơn thế nữa…
Theo tuyên bố mạnh mẽ của Sundar Pichai – Giám đốc điều hành của Google Inc., tác động của Trí tuệ nhân tạo sẽ lớn hơn nhiều so với lửa và điện đối với nhân loại. Chà, nghe có vẻ hơi cường điệu nhưng khả năng cao, năm 2022 sẽ chứng kiến những bước phát triển mới trong không gian này và nó sẽ liên tục tạo ra những tiêu chuẩn mới.
Có 7 lĩnh vực mà Trí tuệ nhân tạo sẽ tác động to lớn vào năm 2022:
1. Tăng cường lực lượng lao động
Nhiều người vẫn lo ngại rằng máy móc hay robot sẽ thay thế con người và thậm chí khiến một số vai trò nhất định trở nên lỗi thời hoặc dư thừa. Tuy nhiên trên thực tế, khi các công ty bắt đầu sử dụng máy móc để xử lý dữ liệu và tận dụng AI để giải thích dữ liệu và trích xuất thông tin có ý nghĩa từ nó, thì con người càng trở nên cần thiết.
Nó sẽ khuyến khích lực lượng lao động nâng cao kỹ năng của họ và trở nên nhận thức hơn trong cách tiếp cận. Chẳng hạn trong lĩnh vực Marketing, mọi người đã quen với việc sử dụng các công cụ để xác định đâu là khách hàng tiềm năng đáng theo đuổi và giá trị mà họ mong đợi từ khách hàng. Trong kỹ thuật, công cụ AI giúp các kỹ sư có thể dự đoán thời gian cần bảo trì máy móc hoặc sửa chữa. Trong ngành luật, AI được ứng dụng để sắp xếp một lượng lớn dữ liệu (data), để dễ dàng tìm ra thông tin cần thiết phục vụ cho một nhiệm vụ cụ thể.
Có thể thấy rằng, AI đã và đang len lỏi vào hầu hết mọi ngành nghề và lĩnh vực, trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày, giúp con người làm việc một cách hiệu quả và năng suất hơn.
2. Language Modelling ngày càng lớn và tốt hơn
Language Modeling (Mô hình ngôn ngữ) là quá trình cho phép máy móc hiểu và giao tiếp với con người bằng chính ngôn ngữ của con người – hay thậm chí dùng ngôn ngữ của con người và biến chúng thành mã máy tính có thể chạy các chương trình và ứng dụng.
Gần đây, OpenAI đã phát hành GPT-3, một language model tiên tiến nhất (và lớn nhất) từng được tạo ra, bao gồm khoảng 175 tỷ “parameters” – variables và data points mà máy móc có thể sử dụng để xử lý ngôn ngữ. OpenAI được biết là đang nghiên cứu một phiên bản kế nhiệm – GPT-4, sẽ còn tiên tiến hơn. Mặc dù thông tin chi tiết chưa được xác nhận, một vài thống kê cho thấy nó có thể chứa tới 100 nghìn tỷ parameters, lớn hơn GPT-3 gấp 500 lần và về lý thuyết là đã tiến một bước gần hơn để có thể tạo ra ngôn ngữ và cuộc hội thoại giống với con người.
3. AI trong An ninh mạng
Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố mức độ nghiêm trọng của các tội phạm mạng (cybercrime) khi chúng ta thấy ngày càng có nhiều máy móc tham gia vào mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta, thì nguy cơ tội phạm mạng tiềm ẩn và nó tiếp tục là một vấn đề nan giải.
Logic rất đơn giản – bạn thêm nhiều thiết bị vào mạng của mình, nó sẽ tạo ra điểm hỏng hóc tiềm ẩn mà những kẻ tấn công có thể tận dụng để truy cập dữ liệu của bạn và sử dụng sai mục đích. Ngày nay, chúng ta cũng thấy rằng các mạng đang trở nên phức tạp từng ngày. Đây là lúc Trí tuệ nhân tạo có thể đóng một vai trò quan trọng. AI có thể xác định các hình mẫu trong lưu lượng mạng và làm nổi bật các hoạt động đáng ngờ thông qua các thuật toán thông minh. Chúng ta có thể mong đợi sự phát triển đáng kể của AI trong lĩnh vực An ninh mạng.
4. Metaverse & Trí tuệ nhân tạo
Metaverse là thuật ngữ dùng để gọi một môi trường kỹ thuật số bền bỉ thống nhất, nơi người dùng có thể làm việc và giải trí cùng nhau. Đó là một thế giới ảo, cũng giống như Internet, nhưng mang lại những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt, và cơ chế của nó là “do người dùng, tạo ra cho người dùng”. Khái niệm này đã trở thành chủ đề nóng kể từ khi Mark Zuckerberg nói về việc tạo ra Metaverse bằng cách kết hợp công nghệ thực tế ảo VR/AR với nền tảng mạng xã hội Facebook của anh ấy
AI sẽ là yếu tố then chốt của metaverse. Nó sẽ cho phép người dùng tạo ra môi trường mà họ có thể là một phần và sẽ mang lại cho họ cảm giác bình dị, sau đó nâng cao khía cạnh sáng tạo của họ.
5. Low-code và No-code AI
Một rào cản lớn cho việc áp dụng AI ở nhiều công ty là sự khan hiếm các kỹ sư có tay nghề cao, có thể tạo ra các công cụ và thuật toán cần thiết. No-code và low-code là giải pháp có thể khắc phục điều này bằng cách cung cấp các giao diện đơn giản mà theo lý thuyết là có thể sử dụng để xây dựng các hệ thống AI ngày càng phức tạp.
Giống như cách các công cụ web design và no-code UI hiện tại cho phép người dùng tạo các trang web và hệ thống tương tác khác chỉ bằng cách kéo và thả các phần tử đồ hoạ, các hệ thống no-code AI cho phép người dùng tạo ra các chương trình thông minh bằng cách kết hợp các bộ phận khác nhau đã được tạo sẵn và cung cấp cho chúng các dữ liệu miền chuyên biệt của riêng người dùng.
Các công nghệ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và mô hình ngôn ngữ mang ý nghĩa rằng con người sẽ sớm có thể sử dụng các hướng dẫn bằng giọng nói và văn bản. Tất cả những điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình cho phép truy cập dữ liệu một cách dễ dàng vẫn đang tiếp diễn của AI.
6. Xe tự hành
AI chính là “bộ não” thực hiện dẫn đường cho xe, tàu thuyền và máy bay tự hành để cách mạng hoá việc di chuyển của con người trong thập kỷ tới. Tesla cho biết những chiếc xe của họ sẽ có khả năng tự lái hoàn toàn vào năm 2022 mặc dù chưa chắc chúng đã sẵn sàng để được sử dụng rộng rãi. Các đối thủ của họ như Waymo (do Google thành lập), Apple, GM, và Ford đều có thể sẽ công bố những bước tiến nhảy vọt trong năm tới.
2022 cũng được kỳ vọng là năm sẽ chứng kiến con tàu tự hành đầu tiên Mayflower Autonomous Ship (MAS) do IBM cung cấp và hợp tác với tổ chức phi lợi nhuận ProMare thiết kế, một lần nữa nỗ lực vượt Đại Tây Dương (nó đã bị buộc phải quay đầu trong nỗ lực đầu tiên trong năm nay).
7. AI trong lĩnh vực sáng tạo
Chúng ta đã nghe đến việc sử dụng AI để tạo ra âm nhạc, thơ ca và thậm chí cả trò chơi điện tử. Chúng ta dự kiến sẽ được thấy các mô hình như GPT-4 và Google Brain “cách mạng hóa” hoàn toàn khái niệm AI trong sáng tạo nội dung và xác định lại các ranh giới mới, để giúp chúng ta hiểu về các khả năng. Chúng ta cũng sẽ thấy việc triển khai AI trong các công việc hàng ngày như tạo tiêu đề cho các bài báo và bản tin, tạo logo và infographic. Mặc dù sự sáng tạo là một kỹ năng của con người, nhưng chúng ta đang thấy nhiều khả năng hơn của máy móc có thể thực hiện những công việc này.
Mặc dù chúng ta nhận thức được tiềm năng của AI và cách mọi người có thể khai thác những khả năng mà trí tuệ nhân tạo mang lại, nhưng vẫn luôn có một câu hỏi đặt ra là liệu có lĩnh vực hoặc tác vụ nào mà không cần đến AI hay không. Không chắc đó là điều mà chúng ta có thể nghĩ đến vào thời điểm này, bởi vì mỗi bước đi trong cuộc sống hiện tại, chúng ta đều thấy AI là một thành phần rất cần thiết.
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về bức tranh tương lai của AI.