Quá trình xây dựng ý tưởng cho một sản phẩm hoạt hình 3D
Với sự phát minh của công nghệ 3D, khái niệm hoạt hình 3D giờ đây đã không còn xa lạ với mọi người. Mặc dù đã từng xem qua không ít những bộ phim hoạt hình 3D như How to Train Your Dragon 2, Coco, Kung Fu Panda 3, The Legend of Nezha… nhưng bạn đã bao giờ tò mò ý tưởng của những bộ phim hoạt hình mình yêu thích bắt nguồn từ đâu chưa?
Trong bài viết này, VTC Academy Plus sẽ tiết lộ cho bạn về quá trình xây dựng ý tưởng để sản xuất một sản phẩm 3D Animation của ngành hoạt hình 3D nhé.
Khơi nguồn ý tưởng cho một dự án Hoạt hình 3D
Để làm nên một bộ phim hoạt hình 3D, đặc biệt là trong những studio hoạt hình chuyên nghiệp, phải tuân theo một quy trình nhất định bao gồm nhiều bước được kết nối với nhau. Và bức đầu tiên trong quy trình sản xuất một bộ phim hoạt hình chính là lên ý tưởng.
Ý tưởng là nền tảng để xây dựng câu chuyện và kịch bản cho 1 tác phẩm 3D Animation. Để thành công, một video hoạt hình 3D cần có một ý tưởng mạnh mẽ, có khả năng thúc đẩy toàn bộ dự án về đích và làm hài lòng khán giả.
Vậy một ý tưởng cho phim hoạt hình 3D bắt nguồn từ đâu?
Ý tưởng cốt lõi của hoạt hình 3D có thể bắt nguồn từ mọi thứ và bất kỳ lúc nào Có thể là từ một cuốn sách, màu sắc, âm thanh, cuộc trò chuyện, sự kiện trong đời thực, giai thoại hoặc triết lý… Điều quan trọng nhất là nó phải có đủ tiềm năng để khơi dậy một cuộc đối thoại trong chính bạn hoặc với những người khác.
Bộ phim hoạt hình 3D “Inside Out” (tiếng Việt là Những mảnh ghép cảm xúc) của đạo diễn Pete Docter là một ví dụ điển hình cho việc ý tưởng có thể đến từ bất cứ đâu. Docter đã lấy ý tưởng cho bộ phim này từ những thay đổi bên trong suy nghĩ của con người mà cụ thể ở đây là con gái của ông.
Hay một bộ phim khác cũng lấy ý tưởng độc lạ mà bạn không thể ngờ tới đó là các biểu tượng cảm xúc trong điện thoại mà hằng ngày khi nhắn tin chúng ta vẫn thường sử dụng. Bộ phim được nhắc đến ở đây chính là The Emoji Movie (tên tiếng Việt: Đội quân cảm xúc) kể về cuộc phiêu lưu của Gene – một biểu tượng cảm xúc đang chạy trốn để thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của đội quân diệt virus trong điện thoại.
Tóm lại, trong ngành làm phim hoạt hình, ý tưởng có thể đến từ bất kỳ đâu và nó phụ thuộc vào trí tưởng tượng phong phú cùng sự sáng tạo của các 3D Animator.
Các bước xây dựng ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D
Quá trình xây dựng ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D thuộc giai đoạn tiền sản xuất. Mỗi một studio sẽ có các tiến trình để lên ý tưởng khác nhau dựa trên sự phù hợp với tổ chức, cơ chế, sản phẩm…
Thông thường quá trình này sẽ gồm 3 bước tiêu chuẩn, đó là: Tìm kiếm và khám quá ý tưởng; Phát triển ý tưởng thành kịch bản; Kiểm chứng độ thực thi của ý tưởng.
Bước 1: Tìm kiếm và khám phá ý tưởng
Toàn bộ dự án bắt đầu bằng việc tạo ra ý tưởng. Mọi người sẽ tham gia trong suốt quá trình và brainstorm để đưa ra các ý tưởng khác nhau. Các ý tưởng nên được đưa ra càng nhiều càng tốt, bởi Linus Pauling đã nói: “Các tốt nhất để có một ý tưởng tốt là có nhiều ý tưởng”.
Trong quá trình trao đổi để tìm ra ý tưởng, sẽ có nhiều ý tưởng được loại bỏ để chọn ra những sáng kiến tốt nhất, có tiềm năng phát triển cao nhất. Ý tưởng được chọn phải là ý tưởng có tính khả thi để thực hiện ở các bước sau.
Bước 2: Phát triển ý tưởng thành kịch bản
Sau khi tìm ra ý tưởng, đã đến lúc chuyển nó thành một dạng tường thuật với các chi tiết cơ bản mà bạn muốn đưa vào câu chuyện, chẳng hạn như các nhân vật hoặc một số khoảnh khắc quan trọng. Những chi tiết này sẽ được phát triển thành một kịch bản cụ thể để dễ hình dung toàn bộ câu chuyện mà các nhà làm phim hoạt hình 3D muốn truyền tải.
Đây là một giai đoạn quan trọng giúp cho ý tưởng được phát triển. Mục đích chính của việc phát triển là tìm ra những hạn chế có thể có của ý tưởng và đưa ra những cách thích hợp để phát huy hết tiềm năng của nó.
Nói cách khác, mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng một câu chuyện thuyết phục. Nếu quá trình này không diễn ra như tưởng tượng trước đó, ý tưởng sẽ bị loại bỏ và được thay thế bằng một ý tưởng khác từ giai đoạn trước. Nhưng nếu ý tưởng được phát triển tốt, các 3D Animator sẽ tiến thêm một bước nữa đó là bước thứ 3.
Bước 3: Kiểm chứng độ thực thi và trình bày ý tưởng
Bước thứ ba và cũng là bước cuối cùng của quá trình đưa ra ý tưởng tuyệt vời trong sản xuất phim hoạt hình 3D. Ở giai đoạn này, ý tưởng cuối cùng sẽ được trình bày cho các giám đốc điều hành studio với nhiều chi tiết hơn và phải được bảo vệ tích cực để được chấp thuận.
Tuy nhiên, bảo vệ ý tưởng không phải là điều dễ dàng, nhưng tự tin xử lý những câu hỏi hoặc trở ngại mà cấp trên đặt ra là chìa khóa quan trọng. Nếu thành công trong việc thuyết phục cấp trên, bạn sẽ được chuyển sang bước tiếp theo của quy trình thiết kế hoạt hình 3D để chuyển thành một kịch bản chính thức.
Trên đây là quá trình xây dựng ý tưởng cho một sản phẩm hoạt hình 3D, nếu bạn là một 3D Animator trong tương lai, bạn sẽ tìm kiếm ý tưởng cho bộ phim hoạt hình của mình như thế nào?
Ngoài ra nếu bạn đam mê với thiết kế nhân vật hoạt hình, đặc biệt là hoạt hình 3D thì hãy tham khảo khoá học 3D Animation tại VTC Academy Plus. Tại đây bạn sẽ có cơ hội được được đào tạo trở thành một chuyên viên Kỹ xảo hoạt hình 3D với đầy đủ các kỹ năng, kỹ thuật, tư duy và kỹ năng mềm cần thiết.
Đặc biệt còn có cơ hội du học chuyển tiếp tại Viện Thiết kế Quốc tế RUBIKA – Top 2 thế giới đào tạo 3D Animation cùng sự trang bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, văn hóa, ngôn ngữ.
Bắt đầu hành trình sản xuất những bộ phim hoạt hình mang tầm cỡ quốc tế từ bây giờ với chương trình liên thông quốc tế VTC Academy Plus!