Học kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Các ngành nghề thuộc khối ngành Công nghệ thông tin hiện nay đang phát triển cực kì nổi trội. Tất cả là do tốc độ tăng trưởng như vũ bão của cách mạng 4.0. Rất nhiều bạn trẻ đang và đã chọn học các khóa học kỹ thuật phần mềm để hi vọng cho tương lai. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn biết rằng sau khi học kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì? Cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao và ngành kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu?
Học kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?
Trong kỷ nguyên số 4.0 hiện nay, khi mà nhu cầu về công nghệ thông tin đang trở nên tất yếu trong cuộc sống của mọi người từ giải trí cho tới các hoạt động kinh doanh, thương mại. Vì vậy, có thể nói nếu mà thiếu công nghệ thông tin thì mọi hoạt động sẽ bị chậm trễ và khó hiệu quả.
Bên cạnh đó, chắc chắn trong tương lai không xa ngành kỹ thuật phần mềm sẽ là một trong những ngành nghề phát triển bật nhất, mang tính đi đầu trên toàn thế giới và nhân lực sẽ được săn đón nhiều.
Theo Evans Data Corporation thì theo nghiên cứu của họ về số lượng các nhà phát triển phần mềm trên thế giới thì năm 2021 có khoảng 26.9 triệu người và dự tính đến năm 2030 thì sẽ đạt ngưỡng 45 triệu người. Vì lẽ đó, có thể nói cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ thuật phần mềm là cực kỳ rộng mở với mức lương cực kỳ hậu hĩnh.
Vậy nên, có rất nhiều bạn trẻ dù chưa rõ kỹ thuật phần mềm là gì, hay nên học ngành này ở đâu để đảm bảo được chất lượng đầu ra thì vẫn bị thu hút bởi ngành nghề đầy thú vị cả về công việc lẫn mức lương này đấy.
Các vị trí công việc sau khi hoàn thành khóa học kỹ thuật phần mềm:
- Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
- Lập trình viên Front-end (Front-end Developer)
- Lập trình viên Back-end (Back-end Developer)
- Lập trình viên Full-stack (Full-stack Developer)
- Giảng viên, nghiên cứu viên
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
Kỹ sư phần mềm hay còn được gọi là kỹ sư phát triển phần mềm. Họ là những người có chuyên môn về ngành kỹ thuật phần mềm nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Họ sử dụng các phép toán, các nguyên tắc khoa học để sáng tạo ra những phần mềm, chương trình máy tính để đem tới lợi ích và đáp ứng được cho nhu cầu của người dùng.
Với vai trò là một kỹ sư phần mềm thì công việc thường trực sẽ là tạo ra phần mềm, vận hành, kiểm tra và cải tiến phần mềm để trong quá trình người dùng sử dụng nếu phần mềm xảy ra vấn đề ta đã chẩn đoán được nó và giải quyết các lỗi đó nhanh chóng cũng như đề xuất ra được các phương án thay đổi nhằm nâng cấp chương trình.
Ở mỗi công ty khác nhau thì công việc của một kỹ sư phát triển phần mềm sẽ không giống nhau hoàn toàn nhưng đa số nhiệm vụ sẽ như dưới đây:
- Tham gia vào tất cả các giai đoạn trong vòng đời phát triển của các ứng dụng, phần mềm máy tính.
- Xây dựng và phát triển lưu đồ, bố cục, tài liệu nhằm xác nhận được những yêu cầu và giải pháp cho phần mềm.
- Tạo ra các mã code với những thiết kế với chất lượng tốt nhất có thể kiểm thử.
- Xây dựng quy trình đảo bảo chất lượng và đưa ra được các thông số kỹ thuật nhằm xác nhận được tính khả thi trong việc hoạt động của phần mềm.
- Chẩn đoán, khắc phục và cải thiện hệ thống hiện có.
- Vận hành chương trình và đảm bảo về chất lượng cũng như chắc chắn rằng các phần mềm có khả năng mở rộng và cập nhật được các tính năng mới.
- Khai triển các ứng dụng và thu thập, đánh giá nhận xét của người dùng.
Lập trình viên Front-end (Front-end Developer)
Lập trình viên Front-end còn được coi là client side nói một cách dễ hiểu nhất thì là những người sẽ tạo nên cái nhìn đầu tiên từ người dùng trên website, cũng như tạo nên một trang web đơn giản, dễ thao tác, đem đến nền tảng trải nghiệm cho người sử dụng.
Những nhà lập trình viên Front-end sẽ tập trung vào xây dựng giao diện, trải nghiệm người dùng, những gì sẽ hiển thị đầu tiên đến với người sử dụng website hay điện thoại,… bằng cách chuyển đổi dữ liệu nhờ vào các ngôn ngữ lập trình như CSS, HTML,…
Một số công việc, nhiệm vụ mà một Front-end Developer sẽ đảm nhận:
- Tham gia hỗ trợ tất cả vòng đời của ứng dụng (thiết kế, kiểm tra, vận hành, khắc phục)
- Hỗ trợ phát triển các website, xây dựng các tính năng front-end của website.
- Khai triển giao diện HTML, CSS, Javascript theo mong muốn của khách hàng trên hệ thống website sẵn có.
- Làm việc với các lập trình viên Back-end và web designer để nâng cấp tính khả dụng của phần mềm.
- Cập nhật các công nghệ mới nhất của HTML, CSS, Javascript để ứng dụng cải thiện các chương trình.
- Tạo ra các ứng dụng di động có khả năng vận hành cao với mã code chi tiết
- Đáp ứng được tiêu chuẩn đồ họa đạt chất lượng tốt nhất trên giao diện của các nền tảng
- Tiếp nhận các phản hồi từ người dùng và tìm ra các phương án giải quyết.
Lập trình viên Back-end (Back-end Developer)
Lập trình viên Back-end còn được coi là server side là những người có trách nhiệm ở những phần bên trong của phần mềm bao gồm là máy chủ, ứng dụng, cơ sở dữ liệu. Các lập trình viên Back-end sẽ đảm nhận việc tối ưu hóa tốc độ và đảm bảo kết quả hoạt động của ứng dụng bằng việc sử dụng các mã code về backend giúp hỗ trợ sự giao tiếp giữa trình duyệt và cơ sở dữ liệu.
Các nhà lập trình viên Back-end chắc chắn sẽ có nhiều công việc khác nhau nhưng nhìn chung các nhiệm vụ sẽ bao gồm:
- Viết, quản lý và phát triển các API để vận hành được trên các thiết bị.
- Tối ưu hóa các tính năng, hoạt động để đảm bảo website được vận hành trơn tru, hiệu quả
- Thiết kế các thông báo tự động để giúp người dùng nhận được thông tin về dịch vụ/ sản phẩm mà họ muốn biết một cách nhanh chóng
- Cải tiến kiến trúc dữ liệu của hệ thống cũng như kiểm tra tốc độ và tính bền vững của các ứng dụng
- Xây dựng và vận hành các cấu trúc bảo mật để bảo vệ hệ thống
- Tương tác với cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu
- Làm việc với các lập trình viên Front-end để truyền dữ liệu hiệu quả đến các phần mềm website.
- Kiểm tra và cải thiện nhằm đảm bảo được tính ổn định của ứng dụng bất kể lúc nào dù cho lượng người dùng có thay đổi.
Lập trình viên Full-stack (Full-stack Developer)
Nếu như những nhà lập trình front-end hay những nhà lập trình back-end chỉ chuyên về kiến thức một là front-end, hai là back-end.
Tuy nhiên lập trình viên Full-stack lại là một nhà lập trình với sự tổng hợp nhiều kiến thức từ tổng quan cho tới chi tiết lẫn các thực hành của front-end lẫn back-end. Vậy nên họ vừa có thể đảm đương được việc giám sát giao diện của một trang web (công việc của front-end) mà vừa có thể làm tốt công việc của một chuyên viên lập trình back-end ở phía trong một ứng dụng.
Một lập trình viên Full-stack được xem là đa năng vì họ thường có hiểu biết rộng rãi về nhiều loại công nghệ và các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng như tự bản thân họ cũng đã có thể đảm nhiệm tất cả quy trình làm ra một website hoặc phần mềm.
Tóm gọn, nhiệm vụ của một lập trình viên Full-stack thông thường có những công việc dưới đây:
- Phân tích, thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu
- Những việc có liên hệ tới máy chủ, lập trình mạng và hosting về hệ điều hành hoặc về phần cứng
- Điều hành dự án và làm việc với bên khách hàng
- Tìm ra các giải pháp và tạo dựng các cấu trúc thích hợp để thiết kế phần mềm theo yêu cầu
- Tham gia vào toàn bộ quá trình tạo ra một ứng dụng
- Giám sát và cải tiến các số liệu của các phần mềm
- Sử dụng các ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, JavaScript,.. để vận hành trên front-end
- Tạo ra các mã code cho back-end bằng Python, Java,…
- Thực hiện những công việc có liên quan đến UI hoặc UX.
Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, và học viện
Bên cạnh việc sau khi tốt nghiệp và tìm việc ở những vị trí kể trên thì đối với những bạn có định hướng mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về ngành, các bạn vẫn sẽ có cơ hội với vị trí là cán bộ nghiên cứu làm việc ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hay trở thành giảng viên giảng dạy về kỹ thuật phần mềm ở các trường đại học, cao đẳng, học viện có các chương trình đào tạo về ngành kỹ thuật phần mềm nói riêng và các ngành công nghệ thông tin nói chung.
Ngành kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu?
Trong thời đại số 4.0 thì ngành kỹ thuật phần mềm đã trở nên cực kì nóng hổi do đó các ngành nghề liên quan tới ngành này cũng đang thu hút rất nhiều bạn trẻ bởi vì tính phát triển của ngành và mức lương vô cùng đáng mong đợi.
Tại thời điểm hiện hiện tại ở Việt Nam thì mức lương trung bình của lập trình viên là từ 15 tới 25 triệu đồng. Đây là một con số khá là cao khi so sánh với mức lương ở những ngành nghề khác. Với phân khúc lập trình phần mềm thì các lập trình viên sẽ nhận mức lương từ 8 – 13 triệu đồng cho vị trí lập trình viên Front-end và mức 11 – 15 triệu đồng cho vị trí back-end.
Bên cạnh đó, với những vị trí có trình độ chuyên môn cao (lập trình viên full-stack) hay mức kinh nghiệm làm việc lâu năm như Senior, Leader hay quản lý thì mức lương sẽ cao hơn và dao động từ 30 – 66 triệu. Với những lập trình viên có thêm kiến thức về Blockchain thì mức lương trung bình sẽ được tăng lên gấp 3 lần. Bởi vì nhu cầu tuyển dụng với những người biết về Blockchain đang cực kì lớn nhưng nhóm người này vẫn rất ít ỏi trên thị trường.
Các bạn sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm hãy yên tâm về vấn đề việc làm khi học ngành này nhé bởi vì đây là một ngành vô cùng ổn định và có sự phát triển lớn. Tuy nhiên, để có thể tìm được một vị trí công việc đáp ứng được nhu cầu của bản thân về tính chất công việc hay về mức lương thì điều đó còn dựa vào lượng kiến thức bạn có cũng như khả năng của chính bản thân bạn.
VTC Academy Plus hi vọng bài viết trên đã cung cấp thêm được những thông tin hữu ích về ngành nghề kỹ thuật phần mềm cho những bạn trẻ còn phân vân chưa biết khi học xong thì sẽ làm gì và mức lương khi làm nghề lập trình kỹ thuật mềm sẽ là bao nhiêu?