Data Analyst là gì? Bật mí công việc của Data Analyst
Big data hay dữ liệu lớn là xu thế và nền tảng quan trọng trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu. Dựa trên nguồn dữ liệu thu được, các công ty cần phải chắt lọc và phân tích số liệu để có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. Và những người chịu trách nhiệm chính cho công việc này chính là Data Analyst.
Trên thị trường, đây luôn là một trong những vị trí “khát”nhân lực chuyên môn cao, chính vì vậy, Data Analyst mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ mới ra trường cùng mức thu nhập hấp dẫn. Vậy Data Analyst là gì? Hãy cùng VTC Academy Plus tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Data Analyst là gì?
Data Analyst (chuyên viên phân tích dữ liệu) là những người thu thập dữ liệu, xử lý, phân tích và chọn lọc thông tin để xác định xu hướng, đưa ra đánh giá, dự báo hoặc giải pháp cho một vấn đề nào đó của doanh nghiệp. Tùy theo đặc thù của mỗi lĩnh vực, dữ liệu mà một Data Analyst xử lý sẽ khác nhau.
Hiện nay, có nhiều người nhầm lẫn giữa Data Analyst và Business Analyst (Chuyên viên phân tích nghiệp vụ). Tuy nhiên, đây là 2 vị trí với phạm vi công việc hoàn toàn khác biệt.
Data Analyst là người phân tích và xử lý dữ liệu để tìm ra được những insight (sự thật ngầm hiểu), từ đó đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp. Business Analyst là người giao tiếp với khách hàng, tiếp nhận yêu cầu của họ và làm việc với team nội bộ để giải quyết vấn đề của họ.
Công việc của Data Analyst sẽ thuần về dữ liệu và kỹ thuật, còn Business Analyst cần nhiều tư duy kinh doanh hơn và có khả năng kết nối giữa các bên.
Nói tóm lại, Business Analyst là cầu nối giữa doanh nghiệp hoặc khách hàng với các team nội bộ (lập trình, kiểm soát chất lượng, quản lý dữ liệu,…). Ngược lại, Data Analyst sẽ giúp cho doanh nghiệp thấu hiểu thị trường và nhu cầu khách hàng thông qua các dữ liệu thu thập được.
Công việc chính của Data Analyst
Thông thường, các đầu công việc chính của một Data Analyst sẽ bao gồm:
- Tiếp nhận thông tin về vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải
- Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn (mạng xã hội, ý kiến khách hàng, các mẫu khảo sát online,…) và từ nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
- Xử lý nguồn dữ liệu đầu vào, loại bỏ thông tin nhiễu để chắt lọc bộ dữ liệu chuẩn.
- Phân tích dữ liệu với các công cụ thống kê như SPSS, SQL và STATA
- Viết và thiết kế báo cáo (báo cáo động, tĩnh, các bảng theo dõi vận hành,…) bằng các công cụ như Tableau, Power BI, Data Studio, Qlik,…
- Báo cáo về mô hình dự đoán để tư vấn các giải pháp và chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp
Yếu tố cần để trở thành một Data Analyst
Để trở thành một Data Analyst giỏi, bạn cần phải trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết. Dưới đây là một số kỹ năng giúp bạn trở thành một nhân viên phân tích dữ liệu thành công.
Nắm vững kiến thức ngành nghề
Là một Data Analyst, bạn phải thực sự hiểu rõ về lĩnh vực mà bạn đang đảm nhận. Để làm được điều này, bạn phải dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và phân tích ngành nghề. Ví dụ, bạn đang làm cho một doanh nghiệp về ngành tài chính, bạn cần hiểu được kiến thức chuyên môn về tài chính, xu hướng đầu tư, giao dịch,…
Kỹ năng lập trình cơ bản
Với vị trí này, bạn không cần thiết phải là một chuyên gia về code mà chỉ cần có các kỹ năng cơ bản về Python, SQL và Oracle.
Kỹ năng trực quan hoá dữ liệu
Trực quan hóa dữ liệu, hay còn được gọi là Data Visualization, là quá trình biến những dữ liệu rối mắt thành những mô hình, biểu đồ hoặc hình ảnh minh họa dễ hiểu và sinh động hơn. Đây là một trong những kỹ năng cốt lõi của một Data Analyst.
Kỹ năng này sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách trực quan nhất có thể. Từ đó, người xem có thể dễ dàng hiểu câu chuyện đằng sau những con số.
Kỹ năng phân tích
Để làm tốt ở vị trí này, bạn phải có khả năng phân tích và tìm ra được sự liên kết và ý nghĩa ẩn đằng sau những dữ liệu. Bên cạnh đó, bạn phải có nền tảng về xác suất thống kê và toán học để hỗ trợ trong quá trình phân tích dữ liệu.
Kỹ năng kể chuyện
Về bản chất, Data Analyst giúp doanh nghiệp biến những dữ liệu phức tạp thành những câu chuyện đơn giản và dễ hiểu. Vì vậy, ngoài làm việc với số, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng kể chuyện để có thể thuyết phục người nghe về những kết luận của mình.
Bên cạnh những kỹ năng trên, bạn cần phải trau dồi thêm một số kỹ năng mềm khác, như:
- Tập trung, chú ý đến chi tiết
- Khả năng logic tốt
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quản lý thời gian
Cơ hội nghề nghiệp của một Data Analyst
Trong mọi lĩnh vực, phân tích dữ liệu luôn là công việc then chốt để vận hành hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, vị trí Data Analyst ngày càng được chú trọng ở mọi công ty.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng và cả đối thủ của mình. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra nhiều áp lực trong việc chắt lọc thông tin phù hợp để đưa ra những hướng phát triển đúng đắn trong tương lai. Do đó, các vị trí Data Analyst được chú trọng tuyển dụng rất nhiều, đặc biệt là trong các lĩnh vực như: công nghệ, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, sản xuất, viễn thông,…
Thống kê mức lương của vị trí Data Analysis tại Việt Nam (theo CodeGym)
Thu nhập của nghề Data Analyst tương đối cao so với thị trường. Mức lương khởi điểm của một sinh viên mới ra trường dao động từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng. Một Data Analyst với 1-2 năm kinh nghiệm có thể nhận được từ 22 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với thị trường Mỹ thì đây vẫn nằm ở mức trung bình.
Tạm kết
Hy vọng với bài viết này, VTC Academy Plus đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về công việc Data Analyst để bạn có thể đưa ra hướng đi phù hợp cho việc học và sự nghiệp của mình.
Bạn có muốn trở thành một mảnh ghép trong lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo, với khóa học Trí tuệ nhân tạo tại VTC Academy Plus sẽ thay bạn chuẩn bị hành trang cho sự nghiệp Data Analyst của mình.
Với khóa học này, bạn sẽ được đào tạo bởi những chuyên gia đầu ngành với chương trình học được thiết kế theo chuẩn quốc tế, được tham vấn bởi nhiều đại học nổi tiếng trên thế giới, như ĐH Carnegie Mellon, ĐH Stanford, ĐH Harvard….
Sau 2,5 năm học tại VTC Academy Plus, bạn sẽ:
- Thành thạo các bài toán xây dựng mạng neural
- Thành thạo lập trình và đánh giá mô hình Machine Learning và Deep Learning trên hình ảnh, ngôn ngữ tự nhiên, âm thanh, hệ thống đề xuất, tự động hóa,…
- Biết cách triển khai các mô hình AI trên các hệ thống IoT và sử dụng công cụ BI
- Thành thạo cách thức trực quan hóa dữ liệu cho dashboard và report
- Hiểu được cách thức giải quyết các bài toán khoa học dữ liệu và bài toán kinh doanh
Từ đó, bạn có thể tự tin trở thành một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT và Trí tuệ nhân tạo, như chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên viên khoa học dữ liệu, kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, chuyên gia cố vấn giải pháp AI cho doanh nghiệp,…
Bạn còn chần chừ gì nữa? Hãy cùng VTC Academy Plus khám phá thêm nhiều điều thú vị trong ngành này nhé!