VTC Academy Plus VTC Academy Plus
Business Intelligence là gì? Cùng giải mã vai trò của BI

Business Intelligence là gì? Cùng giải mã vai trò của BI

Ngày đăng 17/10/2022

Có cái nhìn rõ ràng về sự hoạt động của dữ liệu giúp các doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh hiệu quả, đó là lý do Business Intelligence ra đời. Với những bạn mới làm quen với công việc phân tích dữ liệu chắc hẳn khái niệm Business Intelligence còn khá mới. Vì vậy bài viết dưới đây, VTC Academy Plus sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn có thể hiểu Business Intelligence là gì?

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence (BI) là kinh doanh thông minh hoặc là trí tuệ doanh nghiệp. Đó là một tập hợp bao gồm các quy trình, công cụ hỗ trợ cho việc thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả.

Bạn có thể hiểu BI là một công cụ giúp doanh nghiệp chuyển đổi các dữ liệu thô thành những thông tin có ý nghĩa, giúp các nhà quản lý doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có lợi.

business intelligence-la-gi

Sẽ có nhiều bạn cho rằng Data Science (khoa học dữ liệu) và Business Intelligence là giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai lĩnh vực khác nhau. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết Phân biệt Data Science và Business Intelligence để nhận thấy sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này.

Business Intelligence sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định về chiến lược, chiến thuật của doanh nghiệp. BI sẽ hỗ trợ đưa ra các thông tin hữu ích, các xu hướng trong tương lai nhờ vào việc phân tích các dữ liệu từ quá khứ cho đến hiện tại. Để hiểu hơn về những lợi ích mà Business Intelligence mang lại, cùng VTC Academy Plus tìm ngay phần tiếp theo.

Vì sao doanh nghiệp cần Business Intelligence

vai trò của Business Intelligence

Business Intelligence có nhiệm vụ chính là giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt. Ngoài ra, BI còn mang đến rất nhiều lợi ích khác có thể kể đến như:

  • Giúp khai thác triệt để dữ liệu thu thập được.
  • Hỗ trợ thực hiện báo cáo nhanh chóng và chính xác với nhiều công cụ trực quan hóa dữ liệu.
  • Tìm ra những insight (sự thật ngầm hiểu) của khách hàng có giá trị.
  • Gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ.
  • Xác định xu hướng thị trường, để có những ứng biến kịp thời trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

Cách thức Business Intelligence hoạt động

Business Intelligence là khái niệm bao quát nhiều hoạt động khác nhau. Dưới đây là 4 hoạt động chính giúp BI có thể chuyển dữ liệu thô thành những thông tin có giá trị để mọi cá nhân trong tổ chức đều có thể sử dụng.

Thu thập dữ liệu từ các nguồn

Thông thường, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau như CRM, HRM, từ các sàn thương mại điện tử,… BI sẽ sử dụng phương pháp ETL (trích xuất – chuyển đổi – truyền tải) để tổng hợp các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Các dữ liệu này sẽ được làm sạch trước khi đưa vào kho dữ liệu (data warehouse). Nhờ vậy mà các ứng dụng BI có thể truy vấn và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng.

thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn

Phân tích dữ liệu

Quá trình Data mining (khai phá dữ liệu) sẽ được thực hiện để nhanh chóng phân tích dữ liệu và cung cấp các thông tin chi tiết về tình trạng kinh doanh hiện tại. Đồng thời nhờ vào các loại phân tích khác nhau mà doanh nghiệp sẽ có được những dự đoán về xu hướng thị trường trong tương lai. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại phân tích BI ở phần sau của bài viết.

Báo cáo và trực quan hóa các dữ liệu

Báo cáo trí tuệ doanh nghiệp thường được trình bày dưới dạng biểu đồ, đồ thị, bản đồ giúp các nhà quản lý có thể đọc kết quả một cách dễ dàng và nhanh chóng. Việc trực quan hóa dữ liệu sẽ được hỗ trợ bởi rất nhiều phần mềm (Tableau, Power BI, QlikView,…), do đó công việc này thường không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.

phần mềm Power BI

Lên kế hoạch hành động

Sau khi có được các kết quả phân tích, báo cáo tình hình hiện tại của doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ đưa ra những kế hoạch hành động phù hợp cho tương lai. Đặc biệt, BI cho phép các báo cáo được cập nhật liên tục trong thời gian thực nên các nhà quản trị có thể ứng biến kịp thời với các thay đổi của thị trường.

Một số ví dụ về hoạt động của BI

BI trong Marketing

Các nhà tiếp thị có thể sử dụng Trí tuệ kinh doanh để theo dõi kết quả chiến dịch, chẳng hạn như tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp và chuyển đổi trang đích. Sau đó marketers có thể điều chỉnh các chương trình khuyến mãi trong tương lai để làm cho chúng hiệu quả hơn.

BI trong ngành nhà hàng khách sạn

BI sẽ dựa vào số liệu thống kê thu thập được về thị phần và dữ liệu của các cuộc khảo sát khách hàng từ mỗi khách sạn để quyết định vị thế cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách phân tích các xu hướng này qua từng năm, từng tháng và từng ngày, ban quản trị có thể đưa ra mức giá cho thuê phòng phù hợp và cạnh tranh nhất.

BI trong nhà hàng khách sạn

(Nguồn: Internet)

BI trong lĩnh vực tài chính

Với BI, bộ phận tài chính có thể hợp nhất dữ liệu tài chính, theo dõi dòng tiền, biên lợi nhuận, chi phí, dòng doanh thu trong thời gian thực. BI cho phép theo dõi nhạy bén về khả năng sinh lời và đưa ra quyết định cải thiện lợi nhuận kịp thời.

Các loại phân tích Business Intelligence

Có 03 loại phân tích Business Intelligence chính, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng chúng ta có thể lựa chọn:

Descriptive analytics (Phân tích mô tả)

Là quá trình xác định các xu hướng và mối quan hệ giữa các dữ liệu thu thập được trong quá khứ và hiện tại. Kết quả của phân tích này sẽ trả lời cho câu hỏi những gì đã xảy ra.

Predictive analytics (Phân tích dự đoán)

Phân tích dự đoán sẽ sử dụng kết quả phân tích mô tả để dự đoán về các xu hướng phát triển trong tương lai. Kết quả phân tích này cho chúng ta biết điều gì sẽ có thể xảy ra trong tương lai.

Prescriptive analytics (Phân tích đề xuất)

Đây là phân tích sâu hơn so với 2 loại phân tích trên. Nó sẽ tổng hợp kết quả của phân tích mô tả và phân tích dự đoán để đưa ra những đề xuất hành động thích hợp cho doanh nghiệp. Phân tích này sẽ trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp nên làm gì tiếp theo?

Các loại phân tích Business Intelligence

Xu hướng phát triển Business Intelligence trong tương lai

Dưới đây là một số xu hướng phát triển trí tuệ doanh nghiệp được các chuyên gia dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai:

Collaborative BI (BI cộng tác)

Hiểu một cách đơn giản thì Collaborative BI là sự kết hợp giữa công cụ BI (Power BI, Tableau,…) và công cụ hợp tác khác, bao gồm web 2.0 và các công nghệ dùng để sắp xếp dữ liệu một cách hợp lý. Công nghệ này giúp chúng ta có thể chia sẻ các phân tích dữ liệu của mình, đơn giản hóa các báo cáo, từ đó hỗ trợ việc đưa ra quyết định chính xác.

Embedded BI (BI nhúng)

BI nhúng cho phép tích hợp phần mềm BI hoặc một số tính năng của nó vào một ứng dụng kinh doanh hướng đến khách hàng khác để mở rộng và nâng cao chức năng báo cáo. Chẳng hạn, người dùng ứng dụng có thể biết được thói quen mua hàng của họ thông qua các biểu đồ trực quan, dễ hiểu.

Cloud Analytics (Phân tích đám mây)

Trong vài năm trở lại đây, điện toán đám mây đã tạo nên một cuộc cách mạng về công nghệ. Với công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập vào cơ sở hạ tầng để tiến hành phân tích dữ liệu và tiếp cận insight cần thiết ở bất cứ đâu.

Trí tuệ nhân tạo

Theo cáo của Gartner – một công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ của Mỹ chỉ ra rằng AI và Machine Learning (học máy) đang đảm nhiệm các công việc phức tạp do trí tuệ con người thực hiện. Trong tương lai khả năng này sẽ được tận dụng để đưa ra các phân tích dữ liệu và báo cáo trực quan hóa dữ liệu theo thời gian thực.

trí tuệ nhân tạo

(Nguồn: Internet)

Học gì để thành thạo các công cụ Business Intelligence

Business Intelligence đã trở thành trợ thủ đắc lực của các doanh nghiệp. Không chỉ giúp các nhà quản trị kiểm soát tình hình hoạt động doanh nghiệp mà BI còn giúp đưa ra các dự đoán xu hướng trong tương lai. Chính vì thế hiện có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực phân tích dữ liệu. Nắm bắt được xu hướng này, chương trình liên kết quốc tế VTC Academy Plus đã đẩy mạnh việc thiết kế chương trình học trí tuệ nhân tạo.

Khóa học sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cần thiết để bạn có thể đảm nhiệm các vị trí như data engineer, data scientist,… Đồng thời các bạn cũng được làm quen và thực hành cùng công cụ Power BI – một công cụ trực quan hóa dữ liệu phổ biến trong Business Intelligence để phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề thực tế.

Dữ liệu luôn là tài sản quý báu của doanh nghiệp, biết cách khai thác hiệu quả, các nhà quản trị sẽ đưa ra nhiều hướng đi mới hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ Business Intelligence là gì và những lợi ích mà nó mang lại. Đây cũng là kiến thức nền tảng để bạn hiểu hơn về hoạt động phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp. Nếu bạn thấy mình phù hợp với công việc liên quan đến dữ liệu thì đừng ngần ngại bắt tay vào việc học ngay bây giờ cùng VTC Academy Plus.

Chúc các bạn thành công!

Tin tức khác
NLP là gì? Tất tần tật về NLP mà bạn có thể chưa biết.

NLP là gì? Tất tần tật về NLP mà bạn có thể chưa biết.

Ngày đăng 06/10/2022
NLP với tên gọi đầy đủ Natural Language Processing (Xử lý ngôn ngữ tự nhiên) là một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI).
Ký kết hợp tác chiến lược chuyển đổi số về giải pháp điện toán đám mây và xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh cùng VNG Cloud

Ký kết hợp tác chiến lược chuyển đổi số về giải pháp điện toán đám mây và xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh cùng VNG Cloud

Ngày đăng 15/09/2022
Vừa qua, Học viện Công nghệ thông tin và Thiết kế VTC (VTC Academy) và Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Dữ liệu Công nghệ Thông Tin Vi Na (VNG Cloud) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược chuyển đổi số về giải pháp điện toán đám mây và xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh.
VTC Academy ra mắt chương trình học lấy bằng cử nhân Nhật Bản

VTC Academy ra mắt chương trình học lấy bằng cử nhân Nhật Bản

Ngày đăng 21/04/2024
VTV.vn – Chương trình liên kết đào tạo ngành Công nghệ thông tin vừa được công bố trong buổi ký kết hợp tác giữa VTC Academy và tập đoàn giáo dục KAKE từ Nhật Bản.
Khóa học mới nhất
Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1249)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1452)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Thiết kế
Trí Tuệ Nhân Tạo

Trí Tuệ Nhân Tạo

5 (1783)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Tin tức khác
NLP là gì? Tất tần tật về NLP mà bạn có thể chưa biết.

NLP là gì? Tất tần tật về NLP mà bạn có thể chưa biết.

Ngày đăng 06/10/2022
NLP với tên gọi đầy đủ Natural Language Processing (Xử lý ngôn ngữ tự nhiên) là một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI).
Ký kết hợp tác chiến lược chuyển đổi số về giải pháp điện toán đám mây và xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh cùng VNG Cloud

Ký kết hợp tác chiến lược chuyển đổi số về giải pháp điện toán đám mây và xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh cùng VNG Cloud

Ngày đăng 15/09/2022
Vừa qua, Học viện Công nghệ thông tin và Thiết kế VTC (VTC Academy) và Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Dữ liệu Công nghệ Thông Tin Vi Na (VNG Cloud) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược chuyển đổi số về giải pháp điện toán đám mây và xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh.
Chủ tịch VTC Academy: Giáo dục cần không ngừng đổi mới

Chủ tịch VTC Academy: Giáo dục cần không ngừng đổi mới

Ngày đăng 22/05/2024
Bài phát biểu của ông Hoàng Việt Tùng - Chủ tịch HĐQT VTC Academy - tại Lễ ký kết hợp tác giữa VTC Academy và Tập đoàn giáo dục KAKE.

Liên hệ với VTC Academy Plus

  • Hà Nội: 0857 976 556
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299