VTC Academy Plus VTC Academy Plus
Bộ 30+ thuật ngữ ngành 3D Animation cho người mới bắt đầu

Bộ 30+ thuật ngữ ngành 3D Animation cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 30/07/2022

Thuật ngữ 3D Animation chính là điều đầu tiên mà một 3D animator nên học trước khi bước vào ngành này. Mỗi ngành nghề đều có những thuật ngữ chuyên ngành riêng. Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đó thì điều đầu tiên cần làm chính là làm quen với các thuật ngữ trong ngành. Để giúp các những bạn đang bắt đầu học 3D Animation thì VTC Academy Plus đã mang đến cho các bạn trọn bộ 30+ thuật ngữ chuyên ngành 3D Animation. Hãy nhanh tay lưu lại bài viết này, nó sẽ giúp bạn khá nhiều trong quá trình học tập đấy!

Animatic (Phim “thô”)

Là bản phim nháp được kết hợp từ các khung hình vẽ của storyboard để trở thành 1 đoạn phim có tốc độ tương đối, có lồng tiếng, âm thanh ở mức độ tương đối. Dựa vào đây, đạo diễn sẽ chính thức thực hiện bộ phim.

Anticipation (Sự lấy đà/ chuẩn bị)

Sự báo trước một điều gì đó sắp xảy ra. Anticipation chính là những báo hiệu cho khán giả biết, chuẩn bị cho một chuyển động tiếp theo, trước khi hành động đó diễn ra. Để dễ hiểu hơn bạn xem ví dụ sau đây.

thuật ngữ 3D animation

Một số ví dụ của Anticipation trong chuyển động có thể kể đến như: Cơ thể nhún xuống để lấy đà trước khi bật nhảy, Miệng hơi mím lại trước khi mở ra nói,… Anticipation sẽ giúp cho các chuyển động trở nên logic hơn và mượt mà hơn trong mắt người xem.

Arc (di chuyển theo đường cong)

Trong thuật ngữ hoạt hình 3D, Arc chính là đường cong tự nhiên trong chiều chuyển động của nhân vật để tạo nên sự mượt mà. Trong hoạt hình kỹ thuật số nói chung, Arc còn được dùng để chỉ đường cong của biểu đồ chuyển động (graph editor) thường được dùng để điều chỉnh timing của đoạn hoạt hình.

Blocking/ Posing

Đây là bước xác định vị trí của nhân vật một cách tổng quát trong toàn bộ chuyển động. Nếu so với hoạt hình 2D thì đây là bước khá tương đồng với Keyframe (Điểm chốt). Đôi khi Blocking không cần làm rõ dáng của nhân vật, đặc biệt là trong các trường hợp nhân vật có sự thay đổi vị trí một các phức tạp.

Claymation (Diễn hoạt bằng đất sét)

Thuộc một nhánh của Stop Motion, sử dụng đất nặn để tạo hình vật thể, nhân vật chuyển động và hiệu ứng. Đặc trưng của Claymation chính là khả năng biến hình rất tự do.

Claymation

Color Script (Bản màu của Storyboard)

Bộ kịch bản có màu của một bộ phim hoạt hình. Đây sẽ là định hướng cho sự thay đổi, biến chuyển màu sắc xuyên suốt bộ phim.

Exaggeration (Cường điệu)

Các hành động, biểu cảm của nhân vật hoạt hình sẽ được “làm quá lên”. Thậm chí tình tiết của câu chuyện cũng được phóng đại lên. Đây là một điểm mạnh, cũng là điểm hấp dẫn của hoạt hình 3D so với live – action. Có thể nói càng phóng đại càng mang tính hoạt hình. Tuy nhiên nếu phóng đại quá sẽ nên kỳ cục nên các animator cần phải chú ý.

Exaggeration

Follow through and Overlapping action (Kéo theo và quá đà)

Chỉ việc các chi tiết gắn liền với nhân vật sẽ tiếp tục chuyển động theo đà của chủ thể kể cả khi chủ thể đã dừng di chuyển. Ví dụ, khi một bộ phận trên cơ thể di chuyển thì nó sẽ kéo theo những bộ phận có liên quan cùng di chuyển. Nếu như vai di chuyển sẽ làm cánh tay, bàn tay, ngón tay di chuyển vì thế nên được gọi là “kéo theo”. Đối với chuyển động dừng lại thì không phải các bộ phận đều sẽ dừng lại mà có thể chúng sẽ di chuyển một chút rồi mới dừng hẳn. Khái niệm này có thể được hiểu là việc thể hiện lại quán tính trong chuyển động của chúng ta ở đời thực.

Frame (Khung)

Một khung hình trong chuỗi ảnh của phim. Thông thường thì mỗi giây phim sẽ có 24 frames được nối tiếp nhau để tạo nên ảo giác về chuyển động. Thời lượng của mỗi frame thường bằng 1/24 giây.

In-between (trung gian)

Là các khung hình nối tiếp giữa các khung hình chính (Keyframes).

Grooming

Quy trình thiết kế các chất liệu như tóc, lông của nhân vật. Chất lượng của grooming sẽ ảnh hướng rất lớn đến chất lượng animation của phim.

Lip-syncing (lồng tiếng)

Quy trình khớp khẩu hình của nhân vật với lời thoại trong phim. Một quy trình chuẩn sẽ có khâu lồng thoại cho nhân vật được thực hiện sau khi hoàn thành Storyboard và animatic. Tới khâu Animation, các animator sẽ làm cho khẩu hình của nhân vật khớp với lời thoại đã được lồng sẵn.

Matte Painting

Phương pháp vẽ bổ sung vào các bối cảnh giả tưởng lên các tấm kính, thường dành cho các bộ phim viễn tưởng, thần thoại. Phương pháp này đã được dùng tới cuối những năm 1990 và bị thay thế bởi CGI (Computer Generated Imageries). Tuy nhiên, hiện nay Matte Painting vẫn được sử dụng để hỗ trợ cho các phim hoạt hình 3D.

Multiplane Effect/Parallax Effect

Để mô tả độ sâu trong một cảnh phim. Tùy vào vị trí gần/ xa so với camera mà vật thể sẽ có những chuyển động khác nhau. Ví dụ, có một nhân vật ngồi trên xe buýt, nhìn ra cửa sổ. Khi đó, chuyển động của dãy núi đằng xa sẽ chậm hơn những thứ gần nhân vật như bụi cây ven đường, cột điện, nhà,…

Pass

Trong thuật hoạt hình 3D, Pass được hiểu là “bước” trong quy trình tạo nên một bộ phim hoạt hình. Phác thảo, đi nét, đổ màu, hiệu chỉnh,… đều có thể gọi là 1 Pass. Chẳng hạn như Color Pass là bước đổ màu, Rough Pass là bước phác thảo.

Pitch Bible

Bộ tài liệu tổng hợp để giới thiệu về thế giới, cốt truyện chung, nhân vật hoặc series phim hoạt hình. Mục đích của Pitch Bible chính là cơ sở nền tảng để nhà sản xuất giới thiệu với các nhà đầu tư, nhà phát hành hay bất cứ ai quan tâm đến sản phẩm.

Pose/ Posing (tạo dáng)

Là tư thế tạo dáng của nhân vật trong 1 frame. Posing có mối liên hệ chặt chẽ tới chuyển động và silohuette (bóng đổ) của nhân vật.

Post production (hậu kỳ)

Hậu kỳ bao gồm việc dựng phim (edit và compositing), âm thanh, kỹ xảo, hiệu chỉnh, hòa âm, âm nhạc.

Polishing (“trau chuốt”)

Sau khi hoàn thiện in – between vào trong 1 cảnh phim 3D, các animator sẽ “trau chuốt”, tinh chỉnh, thêm thắt cho phần chuyển động thêm phần tự nhiên, hợp lý, kiểm soát được arcs và line of action. Đây là lúc những thứ như follow through, secondary action (chuyển động phụ) được thêm vào.

Pose to pose (từng bước)

Cách các animator lên kế hoạch và sắp xếp các chuyển động cho nhân vật bằng các key pose, trước khi đi vào cho khung hình nối tiếp ở giữa (in-between frame).

Props (đạo cụ)

Tất cả những vật thể/đồ vật xuất hiện trong 1 cảnh phim hoạt hình, có thể liên kết với diễn biến câu chuyện. Nó có thể có hoặc không tương tác với nhân vật.

Props

Render (kết xuất đồ họa)

Quy trình xử lý của máy tính để xuất một hoặc nhiều ảnh tĩnh từ các phần mềm 3D, hoạt hình hoặc dựng phim. Đồng thời, kết hợp với các yếu tố, hiệu ứng được họa sĩ thực hiện để hoàn thiện thành một sản phẩm.

Rig/ Rigging (Lắp khung)

Rig dùng để chỉ “khung xương” hoặc để chỉ cho hành động “lắp khung” cho nhân vật 3D. Việc này giúp chúng có thể chuyển động theo ý muốn của animator trong các phần mềm hoạt hình. Đặc biệt, trong Stop motion, Rig chỉ bộ khung xương bằng kim loại trong nhân vật búp bê.

Scratch Track (Phần lồng tiếng tạm)

Đôi khi có thể gọi là voice draft. Scratch Track thường được dùng trong animatic giúp đạo diễn có thể canh chỉnh thời gian các cảnh phim, nhịp phim. Ngoài ra bản lồng tiếng tạm này cũng giúp cho các animator dễ dàng trong việc lip syncing.

Scripting (Ngôn ngữ kịch bản)

Lập trình để máy có thể tự xử lý, thực hiện một cách tự động hóa 1 số chuyển động phức tạp, cần nhiều sự “tự nhiên” trong đó. Nếu như làm thủ công thì sẽ mất rất nhiều thời gian đặc biệt là các hiệu ứng về thời tiết hay chuyển động của quần áo, tóc tai,…

Secondary Action (Hành động phụ)

Là những hành động phụ, bổ trợ cho những hành động chính của nhân vật. Mục đích của Secondary Action là tạo nên sự tự nhiên, mượt mà và thú vị cho người xem.

Settings (Bối cảnh)

Là bối cảnh trong một cảnh phim hoạt hình. Settings có thể là trời, đất, nhà cửa, ánh sáng chủ đạo của cảnh,…

Slow in and Slow out (Vào chậm – ra chậm)

Mọi chuyển động của nhân vật đều phải bắt đầu từ chậm cho tới nhanh dần và chậm lại rồi kết thúc. Có thể hiểu Slow in and Slow out chính là gia tốc của chuyển động. Khi áp dụng nguyên tắc này thì các chuyển động của nhân vật sẽ có logic hơn, thật hơn và thú vị hơn cho người xem.

Staging (Dàn cảnh)

Sự thể hiện và truyền đạt một hành động (ý tưởng) một cách rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu cho người xem. Có thể hiểu Staging chính là bố cục, cách bố trí tình tiết câu chuyện, chuyển động trong khung hình để người xem theo dõi một cách dễ dàng.

Stop motion (Hoạt hình tĩnh vật)

Kỹ thuật làm phim hoạt hình bằng cách chụp ảnh lần lượt từng frame hình vật thể, nhân vật, đồ đạc,… để ghép lại thành một đoạn phim có chuyển động.

Texturing/ Material (Kết cấu/ Vật liệu)

Quy trình phát triển các bề mặt chất liệu khác nhau trên trang phục, nhân vật, bối cảnh môi trường xung quanh.

Simulation (Mô phỏng)

Công cụ/ công tác giả lập các yếu tố bất định hình hoặc hiệu ứng cho thiên nhiên trong kỷ xảo điện ảnh và hoạt hình 3D như gió, tuyết, lửa chuyển động của tóc, quần áo,… Để tạo được các yếu tố giả lập này, chuyên viên hoạt hình cần phải có sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính để lập trình và thử nghiệm. Hệ thống máy tính cần được nâng cấp để có thể tự động tạo ra những yếu tố này giúp animator có thể tập trung vào việc diễn xuất của các nhân vật hơn.

Hy vọng với những kiến thức, thuật ngữ hoạt hình 3D mà VTC Academy Plus đã chia sẻ có thể “giải ngố” cho các bạn mới bắt đầu học ngành 3D Animation. Nếu bạn muốn trở thành họa sĩ hoạt hình 3D quốc tế thì VTC Academy Plus sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ này. Với chương trình đào tạo liên thông quốc tế, bạn không chỉ được cung cấp đầy đủ những kiến thức, kỹ năng chuyên môn chuẩn quốc tế mà bạn còn có cơ hội du học liên thông tại RUBIKA – Học viện thuộc TOP 2 thế giới về hoạt hình 3D.

Còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt đầu chuẩn bị những hành trang cần thiết để trở thành một họa sĩ hoạt hình 3D chuyên nghiệp ngay từ bây giờ!

Tin tức khác
Các yếu tố cần để tạo nên một nhân vật 3D sống động

Các yếu tố cần để tạo nên một nhân vật 3D sống động

Ngày đăng 30/07/2022
Để thiết kế nên một nhân vật 3D chân thực sẽ cần hội tụ nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây, VTC Academy Plus sẽ mang đến cho mọi người những yếu tố quan trọng đó
Quá trình xây dựng ý tưởng cho một sản phẩm hoạt hình 3D

Quá trình xây dựng ý tưởng cho một sản phẩm hoạt hình 3D

Ngày đăng 29/07/2022
VTC Academy Plus sẽ tiết lộ cho bạn về quá trình xây dựng ý tưởng để sản xuất một sản phẩm 3D Animation của ngành hoạt hình 3D nhé.
‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

Ngày đăng 01/02/2024
Với mong muốn giúp học sinh và phụ huynh có thêm một lựa chọn an toàn cho giai đoạn chuyển cấp căng thẳng, VTC Academy giới thiệu chương trình "An tâm vững bước" với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo cơ hội học tập tốt nhất cho người tham gia.
Khóa học mới nhất
Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1249)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1452)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Thiết kế
Trí Tuệ Nhân Tạo

Trí Tuệ Nhân Tạo

5 (1783)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Tin tức khác
Các yếu tố cần để tạo nên một nhân vật 3D sống động

Các yếu tố cần để tạo nên một nhân vật 3D sống động

Ngày đăng 30/07/2022
Để thiết kế nên một nhân vật 3D chân thực sẽ cần hội tụ nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây, VTC Academy Plus sẽ mang đến cho mọi người những yếu tố quan trọng đó
Quá trình xây dựng ý tưởng cho một sản phẩm hoạt hình 3D

Quá trình xây dựng ý tưởng cho một sản phẩm hoạt hình 3D

Ngày đăng 29/07/2022
VTC Academy Plus sẽ tiết lộ cho bạn về quá trình xây dựng ý tưởng để sản xuất một sản phẩm 3D Animation của ngành hoạt hình 3D nhé.
‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

Ngày đăng 01/02/2024
Với mong muốn giúp học sinh và phụ huynh có thêm một lựa chọn an toàn cho giai đoạn chuyển cấp căng thẳng, VTC Academy giới thiệu chương trình "An tâm vững bước" với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo cơ hội học tập tốt nhất cho người tham gia.

Liên hệ với VTC Academy Plus

  • Hà Nội: 0857 976 556
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299