Mô hình đào tạo
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của tri thức, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ. Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ phản ánh mức độ năng lực của người đó hoặc tổ chức đó.
Cùng với khái niệm năng lực là khái niệm “năng lực cốt lõi” (key competency) bao gồm một số năng lực được coi là nền tảng.
Dựa trên những năng lực cốt lõi này, người học có thể thực hiện được yêu cầu của việc học tập cũng như các yêu cầu khác trong các bối cảnh và tình huống khác khau khi đạt được những năng lực thứ cấp. Theo định nghĩa của các nước có nền kinh tế phát triển, năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực nền tảng như năng lực đọc hiểu, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,…
Trong quá trình làm việc, khái niệm năng lực hay “năng lực làm việc” có thể được định nghĩa cụ thể là tri thức chuyên môn, thái độ làm việc và kỹ năng liên quan đến công việc đó.
Trong thời gian qua, một phương thức tiếp cận mới có thể góp phần quan trọng trong việc gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu xã hội và thị trường lao động. Đó là cách đào tạo tiếp cận năng lực.
Mô hình này được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 và phát triển mạnh mẽ trong những năm 1990 ở hàng loạt các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp tại Mỹ, Anh, Úc, New Zealand,…Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà giáo dục xem cách tiếp cận này là cách thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất để tạo ra sự phù hợp giữa giáo dục, đào tạo và nhu cầu về năng lực tại nơi làm việc và là cách thức chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
Khác với lối đào tạo truyền thống, đào tạo tiếp cận năng lực là cách sử dụng các đơn vị học tập là những nhóm năng lực cốt lõi và năng lực làm việc mà thị trường tuyển dụng yêu cầu.
Học viên được đào tạo theo phương thức tiếp cận năng lực sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn thực tế bao gồm không chỉ kiến thức chuyên môn mà cả nhóm kỹ năng làm việc cùng khả năng vận dụng kiến thức đã học và thái độ làm việc cần có để đáp ứng được những yêu cầu công việc thực tế của doanh nghiệp.
So với mô hình đào tạo truyền thống chỉ tập trung vào kiến thức, đào tạo tiếp cận năng lực cho thấy sự tiên tiến và ưu việt khi giúp sinh viên xác định rõ mình cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì cũng như cần làm gì trong các tình huống, bối cảnh và yêu cầu khác nhau của công việc.
Phương pháp đào tạo tiếp cận năng lực lấy học viên làm trung tâm, giảng viên giữ vai trò của người hướng dẫn. Phương pháp này giúp sinh viên ý thức được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để chủ động bồi đắp những năng lực còn thiếu. Bằng cách đó, “đầu ra” của các đơn vị giáo dục áp dụng mô hình đào tạo tiếp cận năng lực dễ dàng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của thị trường tuyển dụng toàn cầu, có khả năng bắt kịp mọi yêu cầu công việc và nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc thực tế tại những doanh nghiệp Công nghệ và Thiết kế hàng đầu trên thế giới, VTC Academy Plus triển khai mô hình Đào tạo tiếp cận năng lực – mô hình đào tạo tiên tiến nhất mà các cường quốc về giáo dục đang áp dụng.
Đây cũng là nền tảng cốt lõi để xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng và hiệu quả, giúp các học viên của VTC Academy Plus trở thành những công dân toàn cầu và nhân lực toàn cầu để tự tin ứng tuyển vào bất kỳ doanh nghiệp nào. Phương thức triển khai mô hình Đào tạo tiếp cận năng lực tại VTC Academy Plus được thể hiện qua 04 yếu tố cốt lõi:
Song song với việc áp dụng mô hình Đào tạo tiếp cận năng lực, VTC Academy Plus áp dụng phương pháp Đánh giá thực để đánh giá năng lực của học viên. Phương pháp này yêu cầu việc đánh giá phải được tiến hành dựa trên nhiều hình thức và thông qua nhiều công cụ để đảm bảo đánh giá một cách toàn diện cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của học viên.
Ưu điểm của phương pháp này là độ tin cậy của kết quả đánh giá sẽ cao hơn và áp lực thi cử sẽ giảm bớt do bài thi, nội dung, kiến thức không còn là kết quả duy nhất quyết định sự tiến bộ trong học tập của học viên. Kết hợp với các bài kiểm tra, các công cụ khác như đánh giá hồ sơ, phỏng vấn, quan sát học viên và tham vấn ý kiến bên thứ ba (các giảng viên bộ môn, người quản lý, giáo vụ, công tác học viên,…) cũng được sử dụng rộng rãi để đánh giá toàn diện năng lực của học viên.
Nhờ áp dụng phương pháp đánh giá năng lực đa dạng và liên tục, VTC Academy Plus có thể dễ dàng theo sát và hỗ trợ học viên sao cho những năng lực còn hạn chế ở học kỳ này sẽ được củng cố và nâng cao trong các học kỳ tiếp theo bằng nhiều phương pháp đào tạo bổ trợ hiệu quả.
Nhờ đó, các học viên sau khi tốt nghiệp tại VTC Academy Plus đều có khả năng bắt tay vào những công việc cụ thể phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành của mình. Họ không chỉ gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp khắp trên thế giới nhờ bộ Hồ sơ năng lực đầy đủ bao gồm các thang điểm cụ thể về cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cũng như khả năng ngoại ngữ giúp trao đổi công việc và vận hành hoạt động nhóm một cách hiệu quả.
VTC Academy Plus cũng luôn giữ vững cam kết hỗ trợ việc làm với 100% học viên nhờ mạng lưới doanh nghiệp đối tác rộng lớn lên đến hơn 100 doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam và ở các quốc gia khác trên toàn cầu.