Lập trình viên cần học môn gì?
Với ước mơ được trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, nhiều bạn trẻ vẫn còn bỡ ngỡ và thường đặt câu hỏi : kỹ thuật phần mềm là học gì hay lập trình viên cần học môn gì? Hiện nay có các khoá học kỹ thuật phần mềm với nhiều chương trình khác nhau. Thông qua bài viết này, VTC Academy sẽ mang đến cho bạn những môn học nền tảng, môn học cần bổ sung, kiến thức bổ trợ cũng như những kỹ năng cần có.
Lập trình viên cần học môn gì?
Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, có rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng mà bạn phải thành thạo. Vậy cụ thể học lập trình là học những gì? Cùng VTC Academy khám phá những môn học nền tảng, những môn học bổ sung và kiến thức bổ trợ để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách bắt đầu con đường sự nghiệp của mình.
Môn học nền tảng
Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn cần học những môn học với những kiến thức nền tảng để có thể phát triển thật tốt.
Nhập môn lập trình
Khi bắt đầu học lập trình, bạn nên học môn học này để có thể hình thành cho mình một nền kiến thức vững chắc. Ở môn này, bạn sẽ làm quen với lập trình thông qua những khái niệm cơ bản nhất như hàm, biến, con trỏ, module,…
Bài viết đọc thêm: Lập trình là gì?
Nhập môn công nghệ phần mềm
Về cơ bản, môn học này bạn sẽ học về 1 quy trình cơ bản và đầy đủ với mục đích tạo ra 1 phần mềm có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi hoàn thành. Quy trình này gồm nhiều bước như:
– Đặc tả yêu cầu, phân tích yêu cầu, thương lượng với khách hàng
– Đặc tả chức năng, trạng thái,… bằng các biểu đồ như DFD, Use-case,…
– Thiết kế UI
– Xây dựng phần mềm
– Kiểm thử
Cơ sở dữ liệu
Thông qua môn học này bạn sẽ nắm rõ những kiến thức về CSDL hay còn gọi là database, những mô hình trọng yếu trong quá trình phân tích, tạo, thiết kế và sử dụng database cũng như cách lấy dữ liệu từ database.
Ngôn ngữ lập trình cơ bản
Để bắt đầu con đường sự nghiệp của mình, lựa chọn một hay một số ngôn ngữ lập trình cơ bản để học và trở nên thành thạo là một trong những điều kiện tiên quyết. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, bạn có thể bắt đầu lập trình thông qua những ngôn ngữ cơ bản, hỗ trợ người dùng phổ biến như: Python, C#, C++, PHP hay Java
Hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng là hình thức lập trình lấy đối tượng làm nền tảng để xây dựng chương trình. Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ hỗ trợ lập trình hướng đối tượng như: Java, PHP hay Python. Qua môn học này, bạn cần nắm rõ các khái niệm về lớp hay đối tượng cũng như cách tạo, thiết kế và sử dụng chúng.
Môn học bổ sung cần thiết cho công việc
Bên cạnh những môn học nền tảng, cần thiết cho quá trình phát triển. Bạn cũng cần học thêm những môn học phụ hỗ trợ cho công việc thực tế sau này
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Đây được xem là một môn cơ bản nên học của một lập trình viên, nắm vững cấu trúc dữ liệu và giải thuật là tiền đề giúp bạn tiếp cận một cách dễ dàng hơn với việc xây dựng và thiết kế phần mềm cùng như sử dụng tốt hơn những công cụ lập trình hiện đại.
Hệ điều hành, mạng máy tính
Với mục đích nghiên cứu và phân tích quá trình giao tiếp giữa các thiết bị tính toán khác nhau hoặc hệ thống máy tính được liên kết hoặc nối mạng với nhau để trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên, hệ điều hành, mạng máy tính chính là môn học hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình học lý thuyết và thực hành.
Mạng chỉ đơn giản là một nhóm gồm hai hoặc nhiều máy tính cá nhân được liên kết với nhau. Hiện nay có nhiều loại mạng tồn tại, nhưng các loại mạng phổ biến nhất là Mạng cục bộ (LAN) và Mạng diện rộng (WAN).
Ngôn ngữ lập trình chuyên sâu
Theo lời khuyên từ chuyên gia, lập trình viên nên thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, biết nhiều nhưng lại không thật sự giỏi một ngôn ngữ lập trình nào nhất định cũng sẽ là một điểm yếu cho bạn. Vì vậy, VTC Academy khuyên bạn nên lựa chọn một hoặc hai ngôn ngữ lập trình để học và phát triển chuyên sâu hơn. Điều này sẽ giúp tạo cho bạn một lợi thế nhất định trong quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân.
Kiểm thử phần mềm
Để một phần mềm, một chương trình có thể vận hành một cách suôn sẻ và ít phát sinh lỗi nhất có thể, kiểm thử phần mềm chính là một phần quan trọng trong cả quá trình phát triển.
Chính vì vậy, môn học này sẽ giúp bạn học cách phát hiện các lỗi trong các phần mềm cũng như chương trình được phát triển, để khi bắt đầu một dự án thực tế của riêng mình, bạn có thể tiến hành tương tự để phát hiện được sớm nhất các lỗi, khiếm khuyết và sửa chữa, giúp đảm bảo sản phẩm của bạn được hoàn hảo.
Kiến thức bổ trợ
Xác suất thống kê
Thống kê gắn liền với tập hợp dữ liệu, phân tích, giải thích về một vấn đề nào đó cũng như trình bày dữ liệu. Xác suất chính là công cụ để có thể tính được độ chắc chắn của khả năng xảy ra một sự kiện hay còn gọi là biến cố. Xác xuất, thống kê đóng một vai trò quan trọng lập trình vì nó giúp bạn có thể mô tả được đặc trưng của dữ liệu cũng như đánh giá dữ liệu đó. Từ đó giúp cho quy trình kiểm định của bạn được chính xác hơn và bạn cũng có thể dự đoán được giá trị tương lai của một sản phẩm hay đối tượng.
Toán rời rạc, toán cao cấp
Là một lập trình viên, thì toán rời rạc và toán cao cấp chính là một trong những môn nền tảng bổ trợ rất tốt cho tư duy lập trình của bạn.
Web, mobile, cloud
Tùy theo đối tượng sản phẩm mà bạn muốn phát triển, bạn nên học thêm chuyên sâu về lập trình web, lập trình mobile hay dữ liệu đám mây.
Lập trình viên cần học những gì?
Vậy bên cạnh những kiến thức cần học ở trường lớp, cần học gì để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp? – Đây là một câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường. Theo đó, kỹ năng nào cũng cần thiết cho quá trình phát triển của bạn. Tuy nhiên, VTC Academy xin đưa ra 4 kỹ năng cốt lõi.
Tư duy sáng tạo
Yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của mọi lập trình viên chính là tư duy sáng tạo. Trang bị cho bản thân kỹ năng này chính là cách bạn bước gần hơn đến với thành công của mình.
Thông thường, bạn sẽ chỉ tập trung vào tư duy logic, tuy nhiên logic chưa đủ để bạn bức phá, đạt đến một giới hạn mới. Hiểu đơn giản, tư duy sáng tạo là quá trình tư duy dẫn đến hình thành những “cái mới”, những khả năng vượt qua giới hạn của bản thân. Vì vậy, là một lập trình viên bạn cần có tư duy sáng tạo để có đột phá và bước tiến mới trong công việc, cụ thể là những cách xử lý vấn đề mới, giúp vấn đề được xử lý nhanh hơn, gọn hơn, tốt hơn.
Tư duy phản biện
Trong bối cảnh phát triển của xã hội ngày nay, mọi người đều nên được trang bị tư phản biện, nhất là những ngành nghề liên quan đến công nghệ như lập trình viên. Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ rõ ràng, hiểu rõ mối liên hệ giữa những dòng suy nghĩ và đưa ra lập luận chính xác về những điều mà bạn đang làm hay niềm tin của bạn. Tư duy này gồm khả năng suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu, hiểu đơn giản là khả năng đưa ra chứng minh và giữ vững suy nghĩ, lập trường của mình một cách logic cũng như phản ánh, phản bác lại với những suy nghĩ trái chiều. Tư duy phản biện giúp bạn tiếp cận một vấn đề hoặc tình huống một cách thể và chia nó thành các thành phần riêng biệt để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Sở hữu kỹ năng này, bạn sẽ có thể đánh giá một vấn đề, một sản phẩm một cách khách quan và logic, giúp việc lập trình trở nên tốt hơn và ít có lỗi hơn, giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn.
Giải quyết vấn đề
Đây là một kỹ năng cốt lõi của mọi lập trình viên. Là một người viết ra những dòng code – một thứ ngôn ngữ để máy tính có thể hiểu và làm theo – bạn phải hiểu rõ vấn đề và cách mà con người xử lý nó trước khi bắt đầu tìm giải pháp.
Nếu bạn không hiểu rõ vấn đề hay cách con người giải quyết vấn đề, sản phẩm hay chương trình bạn tạo ra có thể sẽ không đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, hoặc chính xác hơn là không giải quyết được vấn đề mà bạn đang gặp phải. Vì vậy, để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp bạn cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề.
Hợp tác, giao tiếp
Thông thường, khi nói về lập trình viên, người ta thường nghĩ tới hình ảnh làm việc đơn lẻ cùng với những dòng code dài nhàm chán. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ chưa đúng. Trên thực tế, một sản phẩm hay chương trình, ứng dụng chạy tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là kết quả của một team với nhiều vị trí khác nhau.
Lập trình viên chỉ là một mắt xích tương đối quan trọng trong quá trình này thôi, họ sẽ phải thường xuyên trao đổi với các BA, Designer hay khách hàng để có thể tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng hợp tác và giao tiếp để có thể phát triển tốt ở ngành này.
Đây là một trong những môn học cũng như kỹ năng thiết yếu nhất mà bất cứ lập trình viên nào cũng cần thành thạo. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bồi dưỡng thêm nhiều khía cạnh khác để trở thành một lập trình viên Full-stack. Thông qua bài viết này, VTC Academy mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thể bắt đầu hành trình trở thành một nhà lập trình game chuyên nghiệp ngay bây giờ!