Làm gì để trở thành một Backend Developer chuyên nghiệp?
Hiện nay, các bạn trẻ yêu thích công việc lập trình đang khá quan tâm đến vị trí Backend developer (Lập trình viên Backend). Đặc biệt, với những bạn đang chuẩn bị lộ trình học tập trở thành Web developer (Lập trình viên web) thì kiến thức về lập trình Backend cũng là một “trạm dừng” quan trọng trong lộ trình đó. Vậy Backend developer là ai? Cụ thể công việc của họ là gì? Hãy tìm hiểu cùng VTC Academy Plus trong bài viết sau.
Backend developer là ai?
Backend developer (Lập trình viên Backend) là những người giúp cho website/ ứng dụng có thể hoạt động ổn định. Người dùng sẽ không thể thấy những công việc họ làm trực tiếp trên giao diện của website/ ứng dụng. Thông thường Backend sẽ có 3 phần chính: Máy chủ (server), cơ sở dữ liệu (database) và ứng dụng. Vì thế người lập trình Backend thường làm việc và giao tiếp với ba thành phần này.
Để hiểu rõ về hoạt động cũng như vai trò của Backend trong một website bạn có thể xem ví dụ sau:
Khi bạn muốn mua một máy chơi games trên website của Amazon, bạn sẽ tương tác trực tiếp với giao diện của Amazon. Sau khi chọn được sản phẩm cần mua, bạn cho món hàng đó vào giỏ hàng và tiến hành đặt hàng. Tất cả thông tin về đơn hàng sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu nằm trên máy chủ. Sau vài ngày, bạn vào kiểm tra lại trình trạng giao hàng, lúc này máy chủ sẽ lấy thông tin có liên quan xuống và hiển thị cho bạn biết thông qua giao diện website của Amazon.
Công việc cụ thể của một Backend developer
Backend developer sẽ chịu trách nhiệm giúp cho website hoạt động trơn tru và ổn định. Vậy cụ thể một Backend developer sẽ làm những công việc gì?
Đây là những công việc chính mà một Backend developer làm hằng ngày:
Xây dựng và duy trì sự ổn định cho website
Backend developer có nhiệm vụ sử dụng các công cụ, framework (khung) và các ngôn ngữ lập trình để giúp các sản phẩm của bộ phận Frontend thành website có thể hoạt động.
Viết code
Để một website hoạt động ổn định, Backend developer phải viết những đoạn code “sạch” (code dễ dàng mở rộng, tái cấu trúc hoặc sửa lỗi) và những đoạn code đó phải dễ dàng trong việc bảo trì.
Quản lý cơ sở dữ liệu
Lập trình viên Backend cần làm việc với cơ sở dữ liệu rất nhiều. Họ cẩn xử lý logic, lưu dữ liệu vào cơ sở dữ liệu, sau đó lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu xử lý logic và trả về Frontend. Người lập trình Backend cần thiết kế database sao cho hiệu quả, dễ sử dụng, dễ thay đổi và thích nghi với những trường hợp phát sinh trong tương lai. Ngoài ra, họ cần tối ưu hóa database để có thể truy vấn dữ liệu một cách nhanh chóng.
Đánh giá hiệu quả và tốc độ hoạt động của website
Để website hoạt động hiệu quả, Backend developer cần thường xuyên đánh giá hiệu suất hoạt động của website để có những kế hoạch tối ưu hóa cần thiết. Ngoài ra, Backend developer cũng phải đánh giá khả năng mở rộng của website để có sự điều chỉnh mã khi cần.
Khắc phục sự cố và gỡ lỗi
Trong quá trình vận hành website, chúng ta không thể tránh khỏi việc website bị lỗi. Việc của Backend developer là khắc phục những lỗi đó một cách nhanh chóng để đàm bảo các hoạt động của website diễn ra bình thường. Ngoài ra, lập trình viên Backend cũng cần báo cáo các sự cố đó cho người quản lý, nhóm kiểm thử phần mềm (QA/ Tester) và các bên liên quan.
Phối hợp làm việc cùng với các bộ phận liên quan
Để tạo ra một website hoàn chỉnh, lập trình viên Backend cần làm việc với các bên liên quan như bộ phận Frontend, quản lý sản phẩm, kiểm thử website,… Các bên cần liên kết với nhau chặt chẽ để hiệu quả công việc được nâng cao.
Cơ hội nghề nghiệp của Backend developer
Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, website đã trở thành kênh giao tiếp trực tuyến với khách hàng mà hầu như doanh nghiệp nào cũng có. Theo Báo Điện tử Chính phủ cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022 đã có hơn 76 nghìn doanh nghiệp thành lập. Con số đó cho thấy nhu cầu lập trình viên phát triển web nói chung và lập trình phát triển Backend nói riêng đang rất cao. Chỉ riêng trang tuyển dụng TopDev đã có đến 146 công ty có nhu cầu tuyển dụng vị trí Backend developer.
Với mức nhu cầu cao như vậy thì vị trí lập trình Backend cũng được trả mức lương khá cao so với những ngành nghề khác. Backend developer thường nhận mức lương từ 14 – 24 triệu đồng/ tháng. Mức cao nhất mà Backend developer có thể nhận được thậm chí lên đến 45 triệu đồng. Tùy vào vị trí, thâm niên cũng như năng lực mà mức lương của mỗi người sẽ có sự khác biệt. Chỉ cần bạn có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và có thể áp dụng nó vào thực tế thì yên tâm, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một công việc ổn định cho mình.
Các công cụ hỗ trợ cho Backend developer
Để công việc phát triển web trở nên nhanh chóng và hiệu quả thì Backend developer cần sử dụng khá nhiều công cụ khác nhau. Các công cụ đó hỗ trợ rất nhiều trong việc xây dựng, phát triển, kiểm tra và duy trì hoạt động của website/ ứng dụng. Một số công cụ phổ biến các bạn có thể tìm hiểu bao gồm:
Về ngôn ngữ lập trình | Về Framework | Về máy chủ | Về cơ sở dữ liệu |
|
|
|
|
Những kỹ năng cần thiết để trở thành Backend developer
Về chuyên môn Kỹ thuật
Là một Backend developer điều đầu tiên bạn cần để đáp ứng cho nhu cầu công việc chính là kỹ thuật. Một số kỹ năng cần thiết bạn cần có bao gồm:
Sử dụng thành thạo các loại ngôn ngữ lập trình Back-end
Bất kì lập trình viên Backend nào cũng cần phải biết và thông thạo các loại ngôn ngữ lập trình để website có thể hoạt động cùng với cơ sở dữ liệu và máy chủ. Một số ngôn ngữ lập trình Backend phổ biến hiện tại có thể kể đến như: PHP, Python, Java. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tự trau dồi thêm một số ngôn ngữ lập trình khác. Bạn càng biết nhiều loại ngôn ngữ thì bạn càng có nhiều cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.
Bên cạnh đó, nếu bạn có thêm kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình giao diện như HTML, CSS, JavaScript thì đó là một điểm sáng để các nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. Việc có hiểu biết cơ bản về những ngôn ngữ lập trình giao diện này cũng giúp bạn dễ dàng trong việc trao đổi và làm việc cùng với bộ phận Frontend.
Hiểu và biết cách sử dụng nhiều Framework
Framework được xem là thư viện của các ngôn ngữ lập trình Backend hỗ trợ trong việc xây dựng cấu hình máy chủ. Thông thường, các framework sẽ có xu hướng liên kết với các ngôn ngữ lập trình. Chẳng hạn, nếu bạn quen thuộc với Java thì sẽ biết Spring, quen thuộc với Python thì sẽ biết Flask hoặc Django.
Kỹ năng quản lý cơ sở dữ liệu và máy chủ
Backend developer làm việc rất nhiều với cơ sở dữ liệu. Bạn cần biết cách sắp xếp và khôi phục dữ liệu từ cơ sở dữ liệu vì Backend developer phải kiểm soát quyền truy cập vào thông tin này. MySQL và MongoDB là những phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay.
Kiến thức về khả năng truy cập và bảo mật
Bảo mật luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Không chỉ xây dựng web mà Backend developer cũng cần phải biết cách bảo mật cơ sở dữ liệu và máy chủ. Nhất là với tình trạng các hacker luôn rình rập đánh cắp dữ liệu người dùng đang rất phổ biến, việc bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu.
Kỹ năng mềm
Bên cạnh các kiến thức về kỹ thuật, thì những kỹ năng mềm sẽ giúp cho Backend developer làm việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Kỹ năng giao tiếp
Một Backend developer cần phải làm việc với nhiều bộ phận khác để tạo nên một website/ ứng dụng hoàn chỉnh. Vì thế kỹ năng giao tiếp tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc trao đổi công việc và hạn chế xảy ra lỗi do không hiểu ý nhau. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp cho người lập trình Backend dễ dàng truyền đạt ý tưởng với các thành viên trong nhóm và các bên liên quan. Do đó, hiệu quả làm việc cũng được nâng cao.
Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic
Người làm lập trình Backend cần có tư duy logic khá nhiều bởi họ thường làm việc với hệ thống và dữ liệu. Kỹ năng này giúp cho Backend developer có thể tạo nên những sản phẩm chất lượng và thân thiện với người dùng. Trong quá trình vận hành trang web, chúng ta không thể tránh khỏi việc xảy ra lỗi, sự cố. Để đảm bảo website luôn vận hành tốt, đòi hỏi người lập trình Backend phải linh động, có khả năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy. Nếu website bị lỗi quá lâu mà chưa được khắc phục sẽ khiến cho trải nghiệm người dùng trở nên tệ, thậm chí có thể rời bỏ website.
Nên học lập trình Backend ở đâu?
Hiện nay có khá nhiều trường đại học tại Việt Nam đào tạo về ngành lập trình. Tuy nhiên nếu bạn đang có nhu cầu rút ngắn thời gian học và mức chi phí đào tạo hợp lý một chút thì bạn có thể cân nhắc đến VTC Academy Plus. Tính tới hiện tại, Học viện đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy ngành lập trình. Sau khi tốt nghiệp khóa học kỹ thuật phần mềm tại VTC Academy Plus bạn còn có thêm cơ hội du học chuyển tiếp tại trường Cao đẳng Quốc tế North Island (NIC) – Đơn vị đào tạo hàng đầu tại Canada. VTC Academy Plus không chỉ giúp bạn thành thạo lập trình Backend mà còn trao cho bạn rất nhiều cơ hội học tập để trở thành kỹ sư phần mềm (Software engineer), làm việc trong môi trường quốc tế.
Đến với VTC Academy Plus, bạn sẽ được tiếp cận chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Đặc biệt, tất cả chương trình đào tạo của VTC Academy Plus luôn được biên soạn và cập nhật liên tục dựa trên những nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình học tập các bạn sẽ được các thầy/ cô có nhiều năm kinh nghiệm thực tế chia sẻ lại những phương pháp học lập trình phần mềm hiệu quả. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy để VTC Academy Plus đồng hành cùng bạn trên chuyến hành trình trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.
Bài viết trên, VTC Academy Plus đã chia sẻ tất tần tật những vấn đề liên quan đến công việc Backend developer. Hy vọng những chia sẻ đó đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của một người lập trình Backend. Từ đó bạn có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho công việc trong tương lai của mình. Chúc các bạn thành công.