Làm thế nào để trở thành một Software Engineer quốc tế?
Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn khi nghĩ về Kỹ sư phần mềm ( Software Engineering) là gì? Là những thiên tài công nghệ như Bill Gates, Alan Turing hay những anh chàng cặm cụi bên máy tính với những dòng code chằng chịt?
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ 4.0, nhu cầu tuyển dụng các Kỹ sư phần mềm có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt cũng tăng cao. Với những bạn lần đầu tìm hiểu về công nghệ thông tin sẽ thường nhầm lẫn giữa Kỹ sư phần mềm (Software Engineering) và Lập trình viên (Programmer). Hãy cùng VTC Academy Plus tìm hiểu về Software Engineering làm gì và những công việc, lĩnh vực bạn có thể chọn nếu theo đuổi ngành này trong bài viết sau đây nhé.
Software Engineer là gì?
Kỹ thuật phần mềm là một nhánh của Khoa học máy tính (Computer Science).
Phần mềm ra mắt lần đầu tiên vào năm 1948 và không được gọi rộng rãi cho đến năm 1952. Phải đến một thập kỷ sau, ngành Kỹ thuật phần mềm mới được đặt tên và phổ biến như các ngành khác. Trong 50 năm qua, Kỹ thuật phần mềm đã có đạt được nhiều thành tựu và trở thành một phần quan trọng trong việc định hình và duy trì thế giới công nghệ.
Kỹ thuật phần mềm bao gồm việc nghiên cứu và thực hành kỹ thuật xây dựng, thiết kế, phát triển, kiểm tra, triển khai và bảo trì phần mềm. Một Kỹ sư phần mềm sẽ áp dụng phân tích toán học và các nguyên tắc của khoa học máy tính để thiết kế và phát triển phần mềm máy tính.
Công việc của kỹ sư phần mềm
Bằng cách áp dụng các nguyên tắc của khoa học máy tính và phân tích toán học, các kỹ sư phần mềm có thể thiết kế và phát triển phần mềm máy tính và hệ thống theo yêu cầu của khách hàng. Họ là những người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành và phát triển phần mềm để tạo ra các phần mềm máy tính.
Các kỹ sư phần mềm có thể tham gia vào các nhiệm vụ sau:
- Làm việc với CIO, phòng Kinh doanh và đội ngũ quản lý sản phẩm để phân tích nhu cầu của người dùng và lập kế hoạch thời gian phát triển sản phẩm
- Thảo luận về các yếu tố thiết kế giao diện người dùng (UI/ UX) với nhóm thiết kế
- Viết và thiết kế hệ thống phần mềm
- Kiểm tra, bảo trì và gỡ lỗi phần mềm
- Phát triển các tính năng mới
- Học thêm ngôn ngữ lập trình mới
Phân biệt lập trình viên và kỹ sư phần mềm
Công việc chính của lập trình viên là viết mã mà hệ điều hành và ứng dụng sử dụng để chạy. Họ xác định những gì phần mềm cần làm, sau đó tạo lập trình để biến điều đó thành hiện thực. Theo nhiều khía cạnh, đây chính xác là những gì một kỹ sư phần mềm làm. Tuy nhiên, các kỹ sư phần mềm không chỉ viết mã, họ còn tạo ra mọi thứ bằng cách sử dụng cách tiếp cận “bức tranh lớn”.
Ví dụ, một giáo viên có thể dạy một lớp học gồm nhiều học sinh (hoặc một môn học). Họ chỉ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của một nhóm. Tuy nhiên, hiệu trưởng chịu trách nhiệm về tất cả học sinh trong tất cả các môn học trong mọi bộ phận của trường. Hiệu trưởng phải chú trọng đến mọi người và mọi đối tượng một cách bình đẳng.
Các kỹ sư phần mềm phải áp dụng cách tiếp cận “bức tranh lớn” này khi họ giám sát và thiết kế phần mềm. Thay vì tập trung vào một phần của mã hoặc lập trình, các kỹ sư phần mềm cần xem xét toàn bộ mã và toàn bộ chương trình trong quá trình thiết kế.
Software Engineer có thể làm những công việc gì?
Có nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau cho các kỹ sư phần mềm. Theo một báo cáo của Evans Data Corporation, có khoảng 26,9 kỹ sư phần mềm trên thế giới vào năm 2021 và con số dự kiến sẽ tăng lên 28,7 triệu vào năm 2024. Trong khi tại Việt Nam, số lượng lập trình viên là khoảng 430.000 và nhu cầu tuyển dụng software engineer được dự đoán tiếp tục tăng trong 10 năm tiếp theo.
Xem thêm: Học kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?
Dưới đây là một số lựa chọn nghề nghiệp của kỹ sư phần mềm phổ biến nhất và những gì một kỹ sư phần mềm làm trong những vai trò này:
Nhà phát triển di động (Mobile Developer)
Các nhà phát triển di động sẽ xây dựng các ứng dụng cho hệ điều hành di động iOS và Android. Họ cần đảm bảo rằng cùng một ứng dụng hoạt động liền mạch trên các kích thước màn hình, phiên bản hệ điều hành và nền tảng khác nhau.
Nhà phát triển web (Web Developer)
Các nhà phát triển web tạo ra các trang web và ứng dụng để trình bày thông tin và dịch vụ trên trình duyệt. Nhà phát triển web front-end đảm bảo rằng thông tin có thể đọc được và hấp dẫn với trải nghiệm người dùng tốt. Các nhà phát triển web back-end đảm bảo chức năng phù hợp và các ứng dụng tải nhanh trên các thiết bị, tốc độ kết nối internet và ngôn ngữ.
Kỹ sư học máy (Machine Learning Engineer) / Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist)
Các nhà khoa học dữ liệu sử dụng thống kê và thuật toán học máy để giải quyết các vấn đề kinh doanh quan trọng. Sức mạnh chính của họ nằm ở việc giải thích rõ ràng những phát hiện của họ để các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt.
Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)
Các kỹ sư dữ liệu chuẩn bị dữ liệu sẽ được sử dụng bởi các nhà khoa học dữ liệu. Một số nhiệm vụ của họ bao gồm lấy dữ liệu từ nguồn, làm sạch, chuyển đổi và lưu trữ để người khác có thể truy cập và sử dụng một cách hiệu quả.
Kỹ sư hệ thống (Systems Engineer)
Các kỹ sư hệ thống tạo ra các hệ thống là sự pha trộn giữa phần cứng và phần mềm. Họ tập trung vào các vấn đề lớn hơn trong thiết kế và tạo ra hệ thống, chẳng hạn như yêu cầu, độ tin cậy, hiệu suất, bảo trì và hậu cần.
Kỹ sư kiểm tra & đảm bảo chất lượng (Test & Quality Assurance Engineer)
Các kỹ sư đảm bảo chất lượng có trách nhiệm bắt lỗi trong mã và đảm bảo rằng cơ sở mã có chất lượng cao.
Mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm
Mức lương của lập trình viên từ trước đến nay vẫn được đánh giá là cao hơn so với mặt bằng chung. Trước nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực phần mềm ngày càng tăng, mức lương của kỹ sư phần mềm cũng khá hấp dẫn. Tại Việt Nam, thu nhập trung bình của vị trí Kỹ sư phần mềm mới ra trường dao động từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng. Ở cấp độ quản lý cao hơn, mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm có thể lên tới 30 – 66 triệu đồng/ tháng. Với những nhân sự có khả năng ngoại ngữ tốt thì có thể ứng tuyển vào các công ty công nghệ hàng đầu như Google, Linkedin, Apple, Twitter,…
Kỹ năng của một kỹ sư phần mềm
Lập trình là yêu cầu cần thiết nhưng một kỹ sư phần mềm còn phải đáp ứng một số yếu tố khác để đảm bảo công việc. VTC Academy Plus đã liệt kê một danh sách các kỹ năng, kiến thức cần có để theo đuổi con đường trở thành kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp:
- Kiến thức về ít nhất một ngôn ngữ lập trình chẳng hạn như Java, Python, C ++ hoặc Scala
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt
- Năng lực tư duy logic và giải quyết vấn đề
- Khả năng tự học và tư duy cầu tiến
- Hiểu biết về quy trình phát triển một phần mềm
- Sáng tạo để phát triển phần mềm từ ý tưởng
- Kỹ năng phân tích tốt để hiểu nhu cầu của người dùng và phát triển giải pháp cho họ
- Khả năng thích nghi và hội nhập tốt
Làm thế nào để trở thành một kỹ sư phần mềm thành công?
Để trở thành kỹ sư phần mềm thì các bạn học sinh cần học tốt môn nào ở thời trung học? Nên học ngành gì để trở thành kỹ sư phần mềm? Ai có thể học kỹ thuật phần mềm? Đây hẳn là những thắc mắc của nhiều bạn khi có dự định học ngành Kỹ thuật phần mềm trong tương lai.
Xem thêm: Con gái có nên học kỹ thuật phần mềm
Trước tiên, để có thể học và hiểu về ngôn ngữ lập trình, bạn sẽ cần có tư duy toán học và tin học tốt. Bên cạnh đó, các bạn THPT có thể tham khảo thêm các tài liệu, sách chuyên ngành về toán logic và toán rời rạc, chúng sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn tham gia kỳ thi tuyển sinh ở Việt Nam và du học trong tương lai.
Để theo học kỹ sư phần mềm, bạn nên chọn các khối thi để xét tuyển là: A00, A01, D00, D90.
Xác định lộ trình sự nghiệp trong ngành kỹ thuật phần mềm
Như đã đề cập ở trên, các bạn có rất nhiều hướng đi sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm. Chính vì vậy, bạn nên sớm xác định và vạch ra kế hoạch học tập phù hợp ngay từ bây giờ.
Ví dụ: Nếu bạn thích xây dựng và thiết kế trò chơi điện tử thì có thể cân nhắc trở thành một Nhà phát triển di động. Nếu bạn có năng khiếu trong việc tìm kiếm, phát hiện và khắc phục các lỗi phần mềm thì vai trò Kỹ sư kiểm tra & đảm bảo chất lượng sẽ phù hợp với bạn.
Ngoài ra, hãy xem xét cả yếu tố môi trường công việc lý tưởng của bạn bao gồm mức lương mong muốn, văn hóa công ty và hình thức làm việc tại văn phòng hay làm việc từ xa để chọn lựa hướng phát triển phù hợp với bản thân nhất.
Tìm kiếm một chương trình đào tạo phù hợp
Kỹ thuật phần mềm là một trong số ít những ngành nghề không đặt nặng bằng cấp mà chú trọng vào chuyên môn và kỹ năng. Để trở thành một software engineer chuyên nghiệp, bạn phải không ngừng học hỏi, tìm tòi và trau dồi bản thân nhiều hơn. Do tính chất thay đổi không ngừng của công nghệ, không ngừng cập nhật xu hướng và bồi dưỡng kiến thức sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong ngành.
Chương trình đào tạo Kỹ thuật phần mềm liên thông quốc tế VTC Academy Plus được thiết kế và tham vấn từ các trường quốc tế (Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore,…) cung cấp cho bạn nền tảng mà mọi kỹ sư phần mềm cần có để tìm ra thành công các giải pháp sáng tạo, thực hiện đánh giá rủi ro hiệu quả và phát triển phần mềm.
Học viên tốt nghiệp sẽ có khả năng làm việc trong lĩnh vực phần mềm tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu; đáp ứng trình độ tiếng Anh đủ khả năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế và du học liên thông.
Cơ hội du học liên thông tại Canada – chinh phục sự nghiệp toàn cầu cùng VTC Academy Plus
Tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo liên thông quốc tế ngành Kỹ thuật phần mềm tại VTC Academy Plus tại đây
Xây dựng hồ sơ năng lực chuyên nghiệp với những dự án thực tế
Bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần phải thực hành và tham gia vào các dự án thực tế tại doanh nghiệp.
Với mạng lưới đối tác hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, VTC Academy Plus luôn tạo điều kiện và mở rộng cơ hội thực tập, tham gia vào các dự án từ doanh nghiệp cho các bạn học viên trong suốt quá trình học. Theo đó, Học viện còn liên tục cập nhật thành tích, dự án của học viên trên hệ thống quản lý trực tuyến S360 để xây dựng hồ sơ năng lực xuyên suốt, giúp các bạn có nhiều lợi thế hơn khi ứng tuyển.
Trên đây là nội dung chia sẻ của VTC Academy Plus về ngành học kỹ thuật phần mềm. Hy vọng bài viết đã mang đến cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này và giúp các bạn có thể đưa ra cho mình quyết định sáng suốt khi lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai. Đừng quên theo dõi website VTC Academy Plus để cập nhật những thông tin hữu ích về ngành nghề nhé!