VTC Academy Plus VTC Academy Plus
Ngành nghề gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi

Ngành nghề gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi

Ngày đăng 24/06/2020

Thay vì lựa chọn các ngành nghề truyền thống, mùa tuyển sinh năm nay, học sinh đang có xu hướng theo các ngành mới, hoặc nhóm ngành phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0).

Chọn ngành theo sở trường, năng lực

“Học ngành nào để không thất nghiệp?”, “Vì sao tốt nghiệp trường hot mà vẫn không có việc làm?”,… là những băn khoăn học sinh đặt ra tại sự kiện Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) phối hợp với các cơ quan tổ chức ngày 21.6 tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Băn khoăn là bởi, theo quy định của Bộ GDĐT, từ 15-30.6 học sinh lớp 12 trên cả nước làm hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển vào đại học. Đây được xem là thời gian quan trọng. Chọn đúng trường, đúng ngành nghề không chỉ quyết định đỗ – trượt, mà còn là tương lai của thí sinh.

Xem thêm bài viết: Ngành game “trải thảm đỏ” mời chào nhân lực

Học sinh Hoàng Thị Mai (Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) cho biết đến hiện tại em vẫn đang đắn đo chưa biết chọn ngành nào. Mai thích học báo chí – truyền thông, nhưng lại lo lắng về cơ hội việc làm sau này. Còn học sinh Nguyễn Hải Đăng (Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội) thích học sư phạm Toán, nhưng người thân và bạn bè lại khuyên nên chọn các ngành liên quan đến công nghệ thông tin để dễ tìm việc làm hơn.

Trước những băn khoăn của thí sinh, GS-TS Nguyễn Tiến Thảo – Phó Trưởng ban Đào tạo, Đại học quốc gia Hà Nội – cho biết, việc học sinh quan tâm đến cơ hội việc làm của các ngành nghề là tín hiệu tốt. Nhưng việc dự báo ngành nghề cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố, bởi nó tuân theo quy luật. Ví dụ, ngành nào bây giờ đang nhiều người thất nghiệp nhất thì có thể 4 năm sau nó sẽ có cơ hội việc làm hơn. Ngành nào đang “hot”, nhiều người chạy theo, thì 4 năm sau, khi học sinh ra trường có thể ngành đó sẽ bão hòa.

Còn TS Nguyễn Đào Tùng – Phó Giám đốc Học viện Tài chính, thì khuyên thí sinh nên mạnh dạn, mạo hiểm đăng ký những ngành nghề mới. Kinh tế học tài chính, Kiểm toán có tích hợp các chứng chỉ nghề nghiệp, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng,… là một số ngành mới xuất hiện nhưng dự báo là có tương lai.

Ông Đào Trọng Độ – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) thì cho rằng, hiện nay nhu cầu về nhân lực dịch vụ khách sạn ở Việt Nam đang rất lớn. Chính phủ muốn đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực. Trong khi khối quản trị nhà hàng, khách sạn đang rất thiếu nhân lực bậc trung và bậc cao. Vì thế, nếu học sinh đăng ký học những ngành này sẽ không lo thiếu việc làm.

Ngành nghề gắn với cách mạng 4.0 lên ngôi

Trong mùa tuyển sinh năm nay, nhóm ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền – Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường Đại học Ngoại thương), hiện nhiều nơi đi theo xu hướng tiếp cận liên ngành để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực khác nhau bằng công nghệ. Cụ thể ở lĩnh vực kinh tế đang phải ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô. Vì vậy, công nghệ thông tin được xem là ngành “không bao giờ lỗi mốt”.

Xem thêm bài viết: Công nghệ Thông tin và Thiết kế – Hai ngành học không lo thất nghiệp

Để cung cấp thêm bức tranh về ngành công nghệ thông tin cho thí sinh, Thạc sĩ Phùng Quán (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM), dẫn chứng số liệu: Hiện nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ thông tin là khoảng 400.000 người mỗi năm, trong khi các trường chỉ có thể cung cấp được khoảng 320.000 người. Đó là chưa kể nhiều bạn tốt nghiệp ra nước ngoài làm việc.

Dù nguồn nhân lực thiếu nhưng theo các chuyên gia, không phải ai tốt nghiệp ngành này cũng có việc làm. Bởi hiện nay chất lượng đào tạo còn khác nhau giữa các trường cùng đào tạo ngành này, nên dù nguồn cung thiếu hụt nhưng đòi hỏi sinh viên phải có chuyên môn và kỹ năng tốt.

Ngoài ra, nếu học sinh chọn ngành công nghệ thông tin thì sẽ phải cập nhật liên tục kiến thức, bởi ngành này đòi hỏi người làm việc phải liên tục tái đào tạo nếu không sẽ bị lạc hậu bởi công nghệ thay đổi rất nhanh. Chính vì thế, các chuyên gia đưa ra lời khuyên với thí sinh, ngoài đam mê, sở thích, các em cần phải có năng lực nhất định để có thể học và theo đuổi ngành nghề sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh các ngành gắn liền với cuộc cách mạng 4.0, các ngành về dịch vụ, du lịch có cơ hội việc làm cao, thì các ngành chăm sóc sức khỏe, báo chí – truyền thông, tâm lý học,… dự báo vẫn có nhiều cơ hội để phát triển. Bởi khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc tinh thần, sức khỏe, nhu cầu truyền thông càng cao và chiếm vị thế quan trọng.

(Nguồn: laodong.vn)

Tin tức khác
Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 10 năm

Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 10 năm

Ngày đăng 05/06/2020
Theo thống kê, nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau một thập kỷ, từ năm 2010 đến đầu năm 2020. Sự thay đổi mức lương đăng tuyển qua các năm cũng phản ánh xu hướng phát triển của CNTT tại Việt Nam.
Elon Musk: Con người có thể giao tiếp phi ngôn ngữ trong 10 năm nữa

Elon Musk: Con người có thể giao tiếp phi ngôn ngữ trong 10 năm nữa

Ngày đăng 10/05/2020
Theo ông, sẽ có một hệ thống tín hiệu giữa con người và trí tuệ nhân tạo cho phép chúng ta truyền tải dữ liệu cho nhau mà không phải dùng từ ngữ. Trong một tập của chương trình "The Joe Rogan Experience" phát sóng ngày 7/5 vừa qua, tỷ phú công nghệ Elon Musk bày tỏ quan điểm rằng trong từ 5-10 năm tới, con người sẽ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ, hay nói cách khác là không cần dùng lời nói như người ngoài hành tinh.
Tập đoàn KaKe – Hệ thống giáo dục lớn của Nhật Bản và cánh cửa vàng cho sinh viên Quốc tế

Tập đoàn KaKe – Hệ thống giáo dục lớn của Nhật Bản và cánh cửa vàng cho sinh viên Quốc tế

Ngày đăng 08/04/2024
Tập đoàn Giáo dục Kake (Kake Educational Institution) tự hào là một trong những hệ thống giáo dục hàng đầu của Nhật Bản, không chỉ mang đến tri thức mà còn mở ra cơ hội nghề nghiệp không giới hạn cho hàng nghìn sinh viên mỗi năm.
Khóa học mới nhất
Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1249)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1452)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Thiết kế
Trí Tuệ Nhân Tạo

Trí Tuệ Nhân Tạo

5 (1783)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Tin tức khác
Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 10 năm

Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 10 năm

Ngày đăng 05/06/2020
Theo thống kê, nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau một thập kỷ, từ năm 2010 đến đầu năm 2020. Sự thay đổi mức lương đăng tuyển qua các năm cũng phản ánh xu hướng phát triển của CNTT tại Việt Nam.
Elon Musk: Con người có thể giao tiếp phi ngôn ngữ trong 10 năm nữa

Elon Musk: Con người có thể giao tiếp phi ngôn ngữ trong 10 năm nữa

Ngày đăng 10/05/2020
Theo ông, sẽ có một hệ thống tín hiệu giữa con người và trí tuệ nhân tạo cho phép chúng ta truyền tải dữ liệu cho nhau mà không phải dùng từ ngữ. Trong một tập của chương trình "The Joe Rogan Experience" phát sóng ngày 7/5 vừa qua, tỷ phú công nghệ Elon Musk bày tỏ quan điểm rằng trong từ 5-10 năm tới, con người sẽ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ, hay nói cách khác là không cần dùng lời nói như người ngoài hành tinh.
VTC Academy ra mắt chương trình học lấy bằng cử nhân Nhật Bản

VTC Academy ra mắt chương trình học lấy bằng cử nhân Nhật Bản

Ngày đăng 21/04/2024
VTV.vn – Chương trình liên kết đào tạo ngành Công nghệ thông tin vừa được công bố trong buổi ký kết hợp tác giữa VTC Academy và tập đoàn giáo dục KAKE từ Nhật Bản.

Liên hệ với VTC Academy Plus

  • Hà Nội: 0857 976 556
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299