VTC Academy Plus VTC Academy Plus
Lập trình Android là gì? Lộ trình học lập trình Android cho người mới bắt đầu

Lập trình Android là gì? Lộ trình học lập trình Android cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 06/06/2022

Tại Việt Nam hiện nay có đến khoảng 45% dân số sử dụng smartphone – điện thoại thông minh hằng ngày. Theo đó, điện thoại sử dụng hệ điều hành Android chiếm đến gần 70% thị phần. Điều này cho thấy, nghề lập trình điện thoại mobile thiên về hệ điều hành Android đang là những thỏi nam châm thu hút các nhà tuyển dụng cũng như các bạn trẻ theo học. Có thể nói hiện nay, bất kỳ khóa học kỹ thuật phần mềm hay lập trình nào cũng đều có giảng dạy về cách lập trình Android. Tuy nhiên để giúp các bạn có cái nhìn bao quát hơn về lập trình Android là gì cũng như học lập trình Android cần những gì, VTC Academy xin gửi đến bài đọc này.

Lập trình Android là gì ?

Được phát triển bởi Google, Android là một hệ điều có mã nguồn mở dựa trên nền tảng Linux dành cho các loại thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bản, smart tivi … Với đặc điểm là một điều hành mở, hệ điều hành Android cho phép các nhà lập trình hay các nhà phát triển có thể dễ dàng điều chỉnh và thiết kế các ứng dụng.

Kiến trúc cơ bản của hệ điều hành Android gồm 5 phần chính:

  • Nhân Linux hay còn được gọi là tầng Kernel
  • Thư viện
  • Android runtime
  • Android framework
  • Application

Lập trình Android là gì

Vậy lập trình Android là gì? Đây là việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình để phát triển các phần mềm, các ứng dụng tương thích với hệ điều hành Android với mục đích mang lại nhiều tiện ích cho người dùng thiết bị di động. Theo đó, các nhà lập trình Android sẽ làm việc chủ yếu ở 2 phần chính của hệ điều hành là Android Runtime Application. Phần Runtime sẽ là nơi chứa tệp các thư viện cốt lõi, là nơi lập trình viên viết ra các ứng dụng bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình của máy tính. Mọi ứng dụng được viết ra sau đó sẽ được lưu trữ tại tầng Application. Tuy nhiên, đây chỉ là tóm tắt sơ bộ về lập trình Android là gì, còn rất nhiều công việc khác bạn có thể cũng cần phụ trách như:

  • Xây dựng tính năng cũng như giao diện của ứng dụng tương thích với hệ điều hành Android
  • Cộng tác với các thành viên khác trong nhóm để phát triển ứng dụng đó
  • Xử lý cơ sở dữ liệu khác nhau và APIs
  • Phối hợp để kiểm thử ứng dụng sau khi hoàn thành
  • Sửa các lỗi sai phát hiện được sau khi kiểm thử
  • Thực hiện mô tả, phân tích các yêu cầu của dự án, sản phẩm
  • Không ngừng học hỏi để cập nhật các công nghệ mới

Lộ trình học lập trình Android cho người mới bắt đầu

Về cơ bản, khi tham gia các khóa học về kỹ thuật phần mềm hay lập trình, bạn sẽ đều được hướng dẫn lập trình Android vì đây dường như là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Và nếu bạn muốn bắt đầu học lập trình Android thì đây là lộ trình học lập trình Android cho người mới bắt đầu

lập trình Android cơ bản

Lập trình Android cơ bản

Để có thể tạo ra một ứng dụng Android có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng, bạn phải có những kỹ năng cơ bản của một lập trình viên mobile, ở đây VTC Academy sẽ đưa ra những công cụ, kỹ năng cụ thể mà bạn có thể học để bắt đầu lập trình Android:

Ngôn ngữ lập trình Java

Ra đời vào năm 1995 bởi Sun Microsystems, ngôn ngữ lập trình Java là một ngôn ngữ lập trình máy tính vô cùng phổ biến được sử dụng bởi rất nhiều nhà lập trình phần mềm trên thế giớ đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android. Đây là bởi vì, Java được sử dụng như là ngôn ngữ nền tàng bởi bộ công cụ phát triển phần mềm Android SDK cho các ứng dụng Android.

Ngôn ngữ lập trình Java

Vì vậy, nếu muốn trở thành một nhà lập trình Android chuyên nghiệp thì đây là ngôn ngữ lập trình mà bạn phải thành thạo. Bên cạnh đó Java cũng được sử dụng đa dạng cho nhiều ứng dụng và chương trình khác nhau, vì vậy thành thạo ngôn ngữ này sẽ giúp bạn đạt được nhiều thuận lợi trong công việc, và có thể là vượt ra ngoài nền tảng Android.

Ngôn ngữ lập trình Kotlin

Kotlin là ngôn ngữ lập trình thứ hai bạn nên thành thạo khi muốn lập trình Android. Bên cạnh việc được tạo ra để giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng của Java, Kotlin được nhiều nhà phát triển ứng dụng hệ điều hành Android sử dụng bởi cấu trúc đơn giản và ngắn gọn của mình từ đó tạo điều kiện cho người dùng tập trung giải quyết các vấn đề hơn là cố gắng để xử lý những câu lệnh dài dòng và rườm rà.

Ngôn ngữ lập trình Kotlin

Ngoài ra, để tối ưu hóa việc xây dựng các phần mềm, ứng dụng Android, một số nhà lập trình còn kết hợp Kotlin và Java trong cùng một dự án để có thể khai thác triệt để thế mạnh của chúng.

Ngôn ngữ lập trình SQL

Khi làm việc với một hệ thống nhỏ, việc lưu trữ khi tắt ứng dụng dữ liệu hoàn toàn có thể được thực hiện thủ công thông qua lưu file. Tuy nhiên, với hệ thống lớn hơn, truy vấn tìm kiếm hay thao với các dữ liệu được lưu trữ trên file là một điều khá khó khắn, tốn nhiều thời gian và kém hiệu quả. Vì lý do này, SQL được tạo ra để giải quyết vấn đề này.

Ngôn ngữ lập trình SQL

SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc, là tập hợp các dòng lệnh dùng để tương tác với cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ này thường được dùng để lưu trữ, thao tác cũng như truy xuất dữ liệu đã được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu quan hệ.
Theo đó, nắm rõ lập trình SQL sẽ giúp bạn khai thác và thao tác dữ liệu dễ dàng hơn, giúp cho quá trình viết code của bạn thuận lợi hơn .

Android Software Development Kit (SDK) và Android Studio

Một trong những điểm cộng lớn nhất của Android chính là tất cả các công cụ cần thiết, cụ thể là Android Studio, đều được dễ dàng tìm thấy và cho phép tải về cài đặt miễn phí.
Bạn có thể tải Android Studio tại đây: Android studio

Android Software Development Kit (SDK) và Android Studio

Được phát triển bởi Google, Android studio là môi trường phát triển tích hợp chính thức của nền tảng Android để tạo ra phần lớn các ứng dụng mà bạn đang được sử dụng. Cụ thể, chức năng của công cụ này là cung cấp giao diện hỗ trợ tối đa người dùng trong việc tạo ra các ứng dụng cũng như xử lý các công cụ file phức tạp ở hậu kỳ.

Android studio đi kèm với SDK Android, bộ tổng hợp các công cụ này được xây dựng dựa trên ngôn ngữ Java, bao gồm các tài liệu, thư viện, sample code, mẫu template, … tất cả những công cụ hỗ trợ xây dựng, kiểm tra và xử lý lỗi cho các ứng dụng Android.

Ngôn ngữ XML

XML là một ngôn ngữ đánh dấu dùng để truyền dữ liệu và đọc cũng như dịch nhiều loại dữ liệu khác nhau. Nói một cách dễ hiểu, thì XML thường được sử dụng như một trung gian phiên dịch ngôn ngữ giữa các hệ thống.

Ngôn ngữ XML

Bên cạnh đó, XML còn có khả năng đơn giản hóa dữ liệu giữa các hệ thống và platform khác nhau. Ngoài ra, XML còn thường được sử dụng như một kho lưu trữ các dữ liệu đã được đơn giản hóa hay đã được trao đổi.

Một số nội dung khác

Bên cạnh những công cụ chính mà bạn nên học ở trên, để có thể tạo ra được một ứng dụng Android có thể chạy độc lập trên điện thoại thì đây là cụ thế một số nội dung bạn nên học:

  • Tạo Ứng dụng Android đầu tiên của bạn, tìm hiểu cách gỡ lỗi ứng dụng đó và tìm hiểu cách tạo signed APK để bạn có thể đăng tải ứng dụng lên CH Play
  • Làm việc với Implicit intents (intent không tường minh) và Explicit intents (intent tường minh)
  • Tìm hiểu một số tùy chỉnh như ListView, Toast, TextView và ActionBar tùy chỉnh
  • Tìm hiểu cách lưu dữ liệu vào điện thoại dưới dạng SharedPreferences, Files và SQLite
  • Hiểu các tính năng dành riêng cho ngôn ngữ Kotlin như chức năng mở rộng, lambdas, v.v.
  • Đọc dữ liệu từ nguồn cấp RSS và gửi SMS theo chương trình
  • Có một cái nhìn tổng quan về các kiến ​​trúc như MVP, MVVM, v.v., kiểm thử đơn vị và các khung công tác như Dagger, RxJava sẽ giúp bạn viết mã nhanh hơn.

Lập trình Android nâng cao

Khác với lập trình Android cơ bản là triển khai tạo và phát triển các ứng dụng đơn giản không cần sử dụng quá nhiều kĩ năng đến phát triển Backend hay truy hồi dữ liệu, vì vậy bạn phải học thêm một số kỹ năng cũng như nội dung sau:

Mở rộng trải nghiệm người dùng

Với phần này bạn sẽ học cách mở rộng ứng dụng để cải thiện trải nghiệm người dùng. Cụ thể, bạn nên tìm hiểu và thực hành các phần liên quan đến:

  • Fragments (mảnh): bạn nên học cách khi nào, tại sao và cách dùng các mảnh. Theo đó, bạn nên học cáh đưa các mảnh vào giao diện người dùng trong hoạt động của ứng dụng. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu về cách liên kết các mảnh. Sau khi học bạn nên thực hành tạo các mảnh bằng cách xây dựng một ứng dụng với một giao diện chi tiết.

Fragments

  • App widget (Tiện ích ứng dụng): đây là các hình ảnh nhỏ được hiển thị trên màn hình chính của người dùng. Hãy học cách thêm tiện ích vào các dự án của bạn cũng như xử lý các yêu cầu cập nhật và cải thiện tiện ích hướng đến dễ tương tác hơn cho người dùng
  • Cảm biến: Học cách sử dụng các khung cảm biến Android để lấy dữ liệu qua cảm biến gia tốc hay cảm biến từ trường. Để thực hành, bạn hãy thử tạo ra một ứng dụng với công dụng đo lường độ nghiêng của mặt phẳng bằng cách phản hồi trạng thái nghiêng của thiết bị.

Cải thiện ứng dụng của bạn bằng cách làm cho nó nhanh hơn và nhẹ đi

Ở phần này ạn nên tìm hiểu học cách sử dụng các công cụ có sẵn trong Android studio hỗ trợ để định các vấn đề về hiệu suất hoạt động của ứng dụng, từ đó bạn có thể cải thiện ứng dụng, giúp nó chạy nhanh hơn nhưng lại chiếm ít dung lượng lưu trữ.

Hỗ trợ tiếp cận trong ứng dụng

Cụ thể, ở phần này, bạn nên học cách đưa ứng dụng đến được với người hơn trên toàn thế giới, thông qua:

  • Bản địa hóa ứng dụng: học cách sử dụng String Resource và Translations trong Android studio để ứng dụng của bạn có thể hổ trợ nhiều ngôn ngữ hơn. Đồng thời, bạn cũng nên học cách để ứng dụng của bạn có thể hiển thị, ngày, giờ, đơn vị tiền tệ và những thông tin khác sao cho phù hợp với ngôn ngữ mà người dùng đã chọn

String Resource

  • Hỗ trợ tiếp cận cho người khuyết tật: tìm cách giúp người dùng dễ dàng sử dụng ứng dụng của bạn hơn, kể cả là người khuyết tật. Bạn nên tìm các tùy chọn hộ trợ tiếp cận có sẵn trong Android studio và thực hành.

Đưa tiện ích về địa lý vào ứng dụng của bạn

Ở phần này, bạn nên học thêm các chức năng liên quan đến địa lý bao gồm dò tìm và sử dụng vị trí của thiết bị

  • Vị trí: học cách sử dụng Location Services APIs để lấy thông tin về vị trí của thiết bị, nhận tin cập nhật vị trí định kỳ chuyển tọa độ địa lý thành địa chỉ cụ thể, thực tế.
  • Địa điểm: học cách phát hiện địa điểm người tại thời điểm họ đang sử dụng ứng dụng và cách để ứng dụng bạn có thể kiếm được các địa điểm
  • Bản đồ: học cách tích hợp Google Maps vào ứng dụng của bạn và sử dụng các tính năng như đánh dấu vị trí, thiết kế bản đồ, chế độ Đường phố và theo dõi vị trí.

Google Map trong Android app

Hiển thị và đồ họa nâng cao

Ở phần này bạn học cách tạo ra đồ họa nâng cao và chế độ hiển thị tùy chỉnh nâng cao. Cụ thể:

  • Chế độ hiển thị tùy chỉnh: học cách tạo ra một chế độ hiển thị tùy chỉnh giúp mở rộng hoặc thay thế các chức năng của các khung nhìn như nút hay văn bản. Thành phần hiển thị tùy chỉnh kế thừa giao diện và hành vi của thành phần hiển thị gốc, đồng thời, bạn có thể ghi đè lên hành vi hoặc thuộc tính giao diện mà bạn muốn thay đổi.
  • Canvas: học vẽ trên đối tượng Canvas, sử dụng các kỹ thuật cắt xén để tối ưu hoá bản vẽ.

Android canvas

  • Chuyển động: học cách tạo nhiều loại ảnh động trong Android.
  • Video: học cách phát video trong ứng dụng, hiện và sử dụng trình điều khiển video, cũng như phát các tệp nội dung đa phương tiện nhúng trong ứng dụng hoặc phát trực tuyến qua Internet.

Tài liệu lập trình Android

Nếu đã xác định sẽ trở thành một lập trình viên hệ điều hành Android, bạn cần phải nắm rõ các kiến thức nền tảng ngay từ khi bắt đầu. Bên cạnh việc học tại trường hay trung tâm, bạn nên tự bổ sung kiến thức mới cho bản thân thông qua các nguồn tài liệu đáng tin cậy như:

  • Google Developer – Kênh Youtube chính thức hỗ trợ phát triểu ứng dụng Android của Google, nhà phát triển chính thức của hệ điều hành Android
  • Android Developer – Trang web cung cấp tài liệu chính thức của Google về lập trình Android như: cách tạo ra một ứng dụng, kiểm thử ứng dụng, đăng tải ứng dụng trên Google Play, …
  • Medium – Trang Blog cung cấp các bài viết về phát triển ứng dung Android
  • Stack Overflow – Cộng đồng trực tuyến hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề nan giải liên quan đến lập trình Android

Mức lương của lập trình viên Android

Hiện nay trên toàn thế giới có đến 85% người dùng smartphone và 65% người dùng tablet đang sử dụng các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android. Con số này được dự đoán sẽ tăng mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới, mang theo những “cơn khát” nhân lực vô cùng mãnh liệt cho vị trí lập trình viên Android nói chung.

Lập trình hệ điều hành Android chủ yếu được chia thành hai vị trí chung là lập trình ứng dụng di động Android và lập trình game Android. Cả hai vị trí này đều được săn đón rất nhiều các công ty, doanh nghiệp với mất lương hấp dẫn

Mức lương của ngành lập trình ứng dụng di động Android

Với nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao, lập trình viên ứng dụng di động, cụ thể hơn là lập trình viên ứng dụng di động hệ điều hành Android luôn là vị trí được nhiều công ty hay doanh nghiệp tìm kiếm. Vì vậy mức lương của ngành lập trình hay kỹ thuật phần mềm tương đối cao. Với những bạn vừa mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động từ 5 triệu đồng đến dưới 12 triệu đồng. Sau đó, khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, từ 3 đến 5 năm, múc lương sẽ cào khoảng 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng. Và tăng cao hơn ở những vị trí cao hơn, cao nhất có thể lến đến 30, 40 triệu.

Mức lương của ngành lập trình ứng dụng di động Android

Mức lương của ngành lập trình game Android

Khi mà nhu cầu giải trí của người dùng liên tục thay đổi và nâng cao, lập trình viên ngành game nói chung và lập trình game Android nói riêng sở hữu một mức lương mơ ước của nhiều người.

Theo đó, với những lập trình viên chưa có kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động từ 12 đến 15 triệu đồng, đây là một mức lương khá cao vì yêu cầu đầu vào khá cao. Với người có nhiều kinh nghiệm hơn từ 3 năm, thì sẽ cao hơn tầm, 20 triệu đến 30 triệu, và cao hơn nữa với những vị trí cao hơn.

Mức lương của ngành lập trình game Android

Học bao lâu ra đi làm được?

Việc học lập trình Android mất bao lâu sẽ tùy thuộc vào việc bắt đầu học như thế nào, cách bạn học cũng như lộ trình mà bạn học. Thông thường để thành thạo lập trình sẽ cần một khoảng thời gian tương đối để có kiến thức nền và sau đó phát triển tùy theo nhu cầu của người học. Cụ thể, nếu học tại Đại học thì là 4 đến 5 năm và tương tự tại cao đẳng từ 2 đến 3 năm hoặc các học viện công nghệ thông tin .

Với thời gian tương đối dài, khi học tại các trường, các học viên sẽ được học với một lộ trình bài bản từ cơ bản đến nâng cao. Và đương nhiên với thời gian kéo dài như vậy, bạn sẽ không học đơn thuần về lập trình Android mà bạn còn sẽ học lập trình nhiều thứ khác từ các ứng dụng máy tính cho đến di động cũng như các chương trình khác.

Học bao lâu ra đi làm được?

Tuy nhiên, thực tế, học lập trình Android là một việc có thể hoàn thành trong quãng thời gian khá ngắn, bởi vì hầu như những người có mong muốn trở thành một lập trình viên ứng dụng di động Android đều đi học ở trung tâm vì thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn hơn chỉ khoản tầm 6 đến 9 tháng là bạn đã có thể tạo ra một ứng dụng như mong muốn và đưa nó lên CH play. Tuy nhiên khi học tại các trung tâm, lượng kiến thức của bạn của bạn chỉ gói gọn trong lập trình Android và khó phát triển nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo: https://developer.android.com/courses/advanced-training/overview

Tin tức khác
Lập trình viên cần học môn gì?

Lập trình viên cần học môn gì?

Ngày đăng 24/05/2022
Với ước mơ được trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, nhiều bạn trẻ vẫn còn bỡ ngỡ và thường đặt câu hỏi : kỹ thuật phần mềm là học gì hay lập trình viên cần học môn gì? Hiện nay có các khoá học kỹ thuật phần mềm với nhiều chương trình khác nhau. Thông qua bài viết này, VTC Academy sẽ mang đến cho bạn những môn học nền tảng, môn học cần bổ sung, kiến thức bổ trợ cũng như những kỹ năng cần có.
Lập Trình Viên Lương Bao Nhiêu? Mức Lương Cụ Thể Từng Vị Trí

Lập Trình Viên Lương Bao Nhiêu? Mức Lương Cụ Thể Từng Vị Trí

Ngày đăng 24/05/2022
Chắc chắn không thể phủ nhận rằng ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành có thể đem đến mức lương cực kì hấp dẫn đối với những lập trình viên. Lập trình viên lương thường dao động từ 15 đến 40 triệu theo từng vị trí cũng như kinh nghiệm. Lý do cho việc mức lương lập trình viên đáng mơ ước như trên là do hiện nay nhu cầu về nhân sự của ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành kỹ thuật phần mềm nói riêng đang trở nên nổi bật cũng như xu hướng chọn lựa nghề nghiệp của các bạn trẻ chọn học kỹ thuật phần mềm đang trên đà phát triển, nhất là khi thời của kỹ thuật số 4.0 đang lên ngôi. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời cho câu hỏi nghề lập trình viên lương bao nhiêu hay lập trình viên kiếm tiền như thế nào?
‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

Ngày đăng 01/02/2024
Với mong muốn giúp học sinh và phụ huynh có thêm một lựa chọn an toàn cho giai đoạn chuyển cấp căng thẳng, VTC Academy giới thiệu chương trình "An tâm vững bước" với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo cơ hội học tập tốt nhất cho người tham gia.
Khóa học mới nhất
Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Thuật Phần Mềm (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1249)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

Kỹ Xảo Hoạt Hình 3D (Liên Thông Quốc Tế)

5 (1452)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Thiết kế
Trí Tuệ Nhân Tạo

Trí Tuệ Nhân Tạo

5 (1783)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2.5 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Tin tức khác
Lập trình viên cần học môn gì?

Lập trình viên cần học môn gì?

Ngày đăng 24/05/2022
Với ước mơ được trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, nhiều bạn trẻ vẫn còn bỡ ngỡ và thường đặt câu hỏi : kỹ thuật phần mềm là học gì hay lập trình viên cần học môn gì? Hiện nay có các khoá học kỹ thuật phần mềm với nhiều chương trình khác nhau. Thông qua bài viết này, VTC Academy sẽ mang đến cho bạn những môn học nền tảng, môn học cần bổ sung, kiến thức bổ trợ cũng như những kỹ năng cần có.
Lập Trình Viên Lương Bao Nhiêu? Mức Lương Cụ Thể Từng Vị Trí

Lập Trình Viên Lương Bao Nhiêu? Mức Lương Cụ Thể Từng Vị Trí

Ngày đăng 24/05/2022
Chắc chắn không thể phủ nhận rằng ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành có thể đem đến mức lương cực kì hấp dẫn đối với những lập trình viên. Lập trình viên lương thường dao động từ 15 đến 40 triệu theo từng vị trí cũng như kinh nghiệm. Lý do cho việc mức lương lập trình viên đáng mơ ước như trên là do hiện nay nhu cầu về nhân sự của ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành kỹ thuật phần mềm nói riêng đang trở nên nổi bật cũng như xu hướng chọn lựa nghề nghiệp của các bạn trẻ chọn học kỹ thuật phần mềm đang trên đà phát triển, nhất là khi thời của kỹ thuật số 4.0 đang lên ngôi. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời cho câu hỏi nghề lập trình viên lương bao nhiêu hay lập trình viên kiếm tiền như thế nào?
‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

Ngày đăng 01/02/2024
Với mong muốn giúp học sinh và phụ huynh có thêm một lựa chọn an toàn cho giai đoạn chuyển cấp căng thẳng, VTC Academy giới thiệu chương trình "An tâm vững bước" với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo cơ hội học tập tốt nhất cho người tham gia.

Liên hệ với VTC Academy Plus

  • Hà Nội: 0857 976 556
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299